Dấu hiệu phanh xe máy không ăn và cách xử lý

Phanh là một bộ phận rất quan trọng trên một chiếc xe máy, nó giúp bạn có thể nhanh chóng giảm tốc độ và dừng chiếc xe lại. Vậy những dấu hiệu nào cho biết phanh xe máy không còn đảm bảo điều kiện vận hành an toàn và cách khắc phục?

Dấu hiệu phanh xe máy không ăn và cách xử lý

Đối với phanh đĩa

Khi chúng ta bóp phanh tay hoặc giẫm phanh chân nhưng cảm giác quá nhẹ, xe vẫn tiếp tục chuyển động như bình thường mà không hề giảm tốc độ hay dừng lại, đó là một dấu hiệu cho thấy phanh xe máy của bạn đang bị hỏng.

Dấu hiệu phanh xe máy không ăn và cách xử lý ảnh 1


Nguyên nhân chủ yếu do má phanh hoặc đĩa phanh dính chất bôi trơn. Với xe nhỏ dễ do dầu phuộc hoặc dầu phanh rỉ ra dính vào. Một phần còn lại do người sử dụng lười bảo dưỡng hoặc đến hạn thay thế cupen, hoặc đổ dầu phanh sai quy định khiến mất áp suất trong tổng phanh trên khiến má phanh không đủ lực ép lên đĩa phanh.

Cách xử lý duy nhất đối với trường hợp phanh đĩa không ăn đó là ra các cửa hàng sửa chữa xe máy để thợ sửa chữa kiểm tra và thay thế bộ má phanh mới.

Đối với phanh tang trống (phanh cơ)

Những dấu hiệu không "ăn" của phanh tang trống cũng tương tự như phanh đĩa. Tuy nhiên, đối với những mẫu xe máy sử dụng phanh tang trống (phanh cơ) có một cách khá đơn giản để tự căn chỉnh và giúp phanh ăn trở lại. Đầu tiên các bạn nên bóp phanh trước và nhấn phanh sau để kiểm tra độ mòn của phanh rồi tiến hành căn chỉnh.

Dấu hiệu phanh xe máy không ăn và cách xử lý ảnh 2


Bước tiếp theo bạn đưa tuốc nơ vít vào vị trí cần giữ phanh, đẩy nhẹ tuốc nơ vít xuống phía dưới để cà phanh đi về phía trước, lúc này ốc chỉnh phanh sẽ lồi ra. Sau đó, bạn vặn vặn ốc theo chiều kim đồng hồ sao cho phù hợp, sau đó bóp thử phanh tay xem được chưa, nếu chưa có thể căn chỉnh thêm.

Lưu ý là không nên vặn ốc chỉnh phanh quá chặt vì như thế sẽ khiến phanh bị bó cứng, vừa vặn vừa phải thử phanh để đảm bảo an toàn.

Theo Cartimes