1. Kiểm tra hệ thống an toàn xe
Hãy luôn đảm bảo hệ thống phanh, đèn và cần gạt nước của xe đang hoạt động tốt. Bạn nên thay cần gạt nước mưa cho xe ít nhất 1 lần/năm và thay lốp mới sau mỗi 40-50 nghìn km. Việc bảo dưỡng định kỳ các bộ phận khác của xe sẽ giúp bạn không bị lâm vào tình cảnh "chết đứng" giữa đường khi có tình huống đột ngột xảy ra.
2. Lái xe chậm
Khi trời mưa, đường dễ trơn, trượt hơn vì thế nếu bạn đi xe nhanh rất nguy hiểm, bạn cần giảm tốc độ và giữ đều ga khi lái xe.
Nếu trời mưa to, lốp xe giảm độ bám đường hơn bình thường nên tốc độ bạn phải chú ý, thông thường trời mưa nên lái xe ở tốc độ thấp hơn ít nhất 20 km/h so với thông thường.
3. Chú ý tầm nhìn
Trời mưa to kính lái rất khó nhìn nhất là xe cũ, vì thế bạn phải tập trung chú ý vào phía trước/sau đường hay cả bên trái, phải (chỉ nhìn liếc qua mỗi khi rẽ hay chuyển làn đường)
Thường thì cả gương xe, ô cửa hậu đằng sau cũng bị mưa tạt vào và bên trong nhìn rất khó nên bạn cần đi chậm và cẩn thận hơn.
4. Chú ý khúc cua, rẽ
Nhiều vụ tai nạn xảy ra vào trời mưa trong các tình huống khi vào cua, rẽ, chuyển làn đường, vì vậy nếu đang đi xe vào trời mưa, nhất là ở các thành phố lớn bạn cần chú ý trước sau, khi rẽ phải có tín hiệu với các xe khác.
Khi vào cua trời mưa, nhất là những đường đèo, vực, bạn cần để tốc độ chậm (dưới 20 km/h) là an toàn nhất. khi vào khúc cua chú ý bám đúng lề đường bên phải, có tín hiệu còi hay để đèn pha.
5. Giữ khoảng cách giữa các xe
Nhiều tình huống va chạm xảy ra trong trời mưa do các xe không giữ khoảng cách với nhau, chính vì vậy bạn cần để ý khoảng cách giữa xe trước, xe sau thông thường nếu đi đường cao tốc khoảng cách tối thiểu giữa 2 xe là 50 mét, còn đường nội thị khoảng cách ít nhất cũng nên cách từ 2 mét đến 5 mét trong điều kiện đường đông người và đang di chuyển chậm.
6. Đầu tư hệ thống camera và cảnh báo làn đường, khoảng cách
Ngày nay các trang bị an toàn như Camera, hệ thống cảnh báo làn đường, khoảng cách khá phổ biến, tuy nhiên chỉ có ở các mẫu xe hạng sang đắt tiền.
Còn phần lớn các xe cỡ trung, xe bình dân chưa được trang bị hệ thống này. Bạn có thể xử lý bằng cách đi lắp thêm vào xe của mình ở các showroom hay tiệm sửa xe ngoài, nhiều địa điểm ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có những món “đồ chơi” như thế này.
Giá cả khá phải chăng, dù chất lượng không bằng phụ kiện chính hãng tuy nhiên việc lắp những trang thiết bị này giúp xe của bạn như có “mắt thần” và an toàn hơn khi trời mưa bão.