Một số loại giảm xóc ô tô thông dụng

(Ngày Nay) - Giảm xóc là một bộ phận quyết định khả năng vận hành êm ái hay cứng xóc, đầm chắc hay bồng bềnh của một chiếc xe. Các loại xe khác nhau sẽ được trang bị cơ cấu giảm xóc khác nhau tuỳ thuộc vào ý định vận hành của nhà sản xuất.

Một số loại giảm xóc ô tô thông dụng

1. Giảm xóc thông thường

Một số loại giảm xóc ô tô thông dụng ảnh 1


Hay còn gọi là cấu tao Twin tube. Lỗ (van) cố định nên chỉ làm việc tốt trong 1 khoảng lực xung động gây ra. Có nhiều xe rất êm ở tốc độ 30km/h, nhưng lại bồng bềnh ở 100km/h. Lại có những loại giảm xóc cho cảm giác rất kém ở 30km/h trên đường xấu , nhưng lại êm ở 80km/h.. Do chính cấu tạo van phía trong giảm xóc gọi là van có thiết kế cố định, nó chỉ tốt ở trong 1 khoảng hoạt động mà thôi. Đa số xe ô tô giá rẻ ngày nay sử dụng giảm xóc dạng này, chủ yếu vì lý do giá thành. Cũng có những hãng sản xuất tốt hơn những hãng còn lại và đắt hơn, tuy nhiên so với các loại giảm xóc ở dưới thì nó không thể đắt bằng.

2. Giảm xóc điều khiển điện - Adaptive shock absorber.

Một số loại giảm xóc ô tô thông dụng ảnh 2


Loại giảm xóc này có phần van có thể điều chỉnh kích thước dựa trên bộ điều khiển bằng điện tử.

Ví dụ, khi xe di chuyển chậm, giảm xóc cần mềm, lỗ van sẽ được mở rộng khiến dầu đi qua dễ dàng hơn, giúp chiếc xe vận hành êm ái.

Ngược lại, khi tăng tốc hoặc vào cua gắt, lỗ van sẽ được khép nhỏ lại, tạo ra bộ giảm xóc cứng hơn, giúp tăng khả năng chống lại xung lực từ mặt đường, giảm độ nghiêng của xe khi vào cua. Nhờ đó chiếc xe bám đường tốt hơn.

Cụ thể về cấu tạo của loại giảm xóc này ngày nay được chia làm nhiều van nhỏ. Khi chạy tốc độ thấp, chế độ giảm xóc mềm, dung dịch dầu sẽ chảy qua cùng lúc 3 van. Khi xe chạy tốc độ cao, chế độ giảm xóc cứng, 1 hoặc 2 van được đóng lại khiến chiếc xe có giảm xóc cứng hơn.

Chiếc xe được trang bị loại giảm xóc này là Mercedes C300, các chế độ đóng mở van của giảm xóc gần như tương đương với 3 chế độ lái được trang bị trên xe gồm có: Comfort (mở cả 3 van), Sport (mở 2 van), Sport+ (mở 1 van). Lúc này xe có độ cứng mềm khác nhau, phù hợp với chế độ vận hành người lái lựa chọn.

Đi kèm với cơ cấu giảm xóc này là rất nhiều cảm biến thu thập thông tin về tình trạng vận hành được gắn trên xe. Các cảm biến sẽ dựa trên điều kiện mặt đường, tốc độ mà thay đổi chế độ giảm xóc. Do đó, loại giảm xóc này có giá thành cao hơn nhiều so với giảm xóc thông thường.

3. Giảm xóc bóng hơi - Air Suspension

Một số loại giảm xóc ô tô thông dụng ảnh 3


Thay vì được trang bị cơ cấu lò xo - thanh giảm chấn thì loại giảm xóc này được trang bị bóng khí. Do đó cơ cấu đàn hồi của loại giảm xóc này khác nhiều so với giảm xóc sử dụng lò xo. Tương tự như một chiếc đệm lò xo và một chiếc đệm hơi.

Lượng khí trong bóng hơi quyết định chiếc xe sẽ có gầm cao hay thấp. Xe di chuyển càng nhanh càng cần độ bám đường tốt, do đó xe có thể hạ thấp khi tốc độ tăng cao (Mercedes GLC 300 ở tốc độ 120km/h có gầm thấp hơn ở tốc độ 50km/h đến 3cm).

Ngoài ra, khi xe vào cua, lượng khí trong từng bóng hơi có thể được điều chỉnh, ví dụ cua xe sang trái, bóng hơi ở 2 bánh bên phải được bơm căng hơn, giúp chiếc xe giảm nghiêng rõ rệt. Khi xe phanh hay tăng tốc đột ngột, lượng hơi ở các bánh cũng được điều chỉnh phù hợp sao cho chiếc xe luôn giữ được vị trí thăng bằng tốt nhất có thể.

Ngày nay, hệ thống giảm xóc bóng hơi được kết hợp với các hệ thống radar đọc trước tình trạng mặt đường là trang bị đắt tiền thường được trang bị trên các mẫu xe hạng sang. Một số mẫu xe sử dụng trang bị này như Porsche, Mercedes GLC 300.

Bên cạnh đó, bóng hơi còn được cấu tạo bởi nhiều ngăn khác nhau đảm nhiệm các nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ trên Porsche Cayenne được trang bị bóng hơi có 3 ngăn, kết hợp với nhau tạo ra khả năng thay đổi chiều cao, độ cứng, khả năng đàn hồi giảm chấn.

4. Aligity control

Một số loại giảm xóc ô tô thông dụng ảnh 4


Gần tương đồng với khả năng thay đổi độ cứng của giảm xóc điều khiển điện. Nhưng Aligity control được cấu tạo dựa trên sự linh hoạt cảu giảm xóc. Với hệ thống này, chỉ có 2 van được trang bị, 1 van luôn mở, còn van còn lại có khả năng thu hẹp kích thước hoặc đóng hẳn lại. Đặc biệt ở chỗ, van này không điều khiển bằng điện mà bằng phép đo xung lực từ mặt đường lên khung xe, tạo ra một hệ thống giảm xóc biến thiên hoàn toàn tự động.

Ở tốc độ thấp, xung lực từ mặt đường lên nhỏ, van sẽ mở để có một chiếc xe êm ái, ngược lại ở tốc độ cao, van sẽ đóng dần lại tạo ra một chiếc xe cứng vững. Cũng tương tự khi xe đánh lái gấp, xung lực tại bánh xe trụ tăng đột ngột, giảm xóc sẽ ngay lập tức cứng hơn, giảm nghiêng cho xe. Thậm chí khi xe phanh gấp, giảm xóc cũng giúp xe giảm hiện tượng dốc đầu và làm giảm quãng đường phanh.

Đây là công nghệ giảm xóc do ZF chế tạo, được trang bị trên mẫu GLC mới với giá thành hợp lý hơn, đắt hơn giảm xóc thường nhưng rẻ hơn giảm xóc điện, cơ cấu hoạt động ít rắc rối hơn.

5. Giảm xóc điều khiển bằng nam châm điện.

Một số loại giảm xóc ô tô thông dụng ảnh 5


Electromegnetic absorber có cơ cấu cũng tương tự giảm xóc điều khiển điện, nhưng với nguyên lý thay đổi độ đậm đặc của dung dịch dầu phía trong giảm xóc. Hãng sản xuất xe Anh quốc Land Rover đã tiếp cận vấn đề theo 1 cách hơi khác: Thay vì thay đổi kích thước của van phía trong giảm xóc, họ quyết định chế tạo ra 1 dung dịch có thể thay đổi độ đậm đặc, và qua đó mang đến kết quả tương tự. Audi cũng sử dụng loại này cho 1 số model của họ.
Dung dịch dầu được pha với các phân tử nano sắt, phản ứng với nam châm điện , và thay đổi độ đặc, thông qua đó tạo nên cứng / mềm.

Một số loại giảm xóc ô tô thông dụng ảnh 6


Công nghệ này cũng được sử dụng trên chiếc AMG GTR của Mercedes, tuy nhiên được áp dụng cho các điểm định vị giữa thân xe (body) và khung gầm (chassic), tạo ra khả năng êm ái, triệt tiêu rung động từ động cơ khi di chuyển hằng ngày cho một mẫu xe thể thao và cũng có thể khiến chiếc xe liền khối, cứng vững khi xe chạy tốc độ cao hay trong đường đua.

Theo Vinh Nguyễn