Kinh Phật và gốm của Họa sỹ Lê Thiết Cương

Kinh Phật và gốm của Họa sỹ Lê Thiết Cương

0:00 / 0:00
0:00
Họa sỹ Lê Thiết Cương vừa hoàn thành dự án triển lãm Kinh gốm, hiểu nôm na là Kinh Phật viết trên gốm, giúp anh thỏa mãn lòng yêu của mình với Kinh Phật và gốm.

Lời Phật dạy

Sở dĩ có 'Kinh gốm' vì họa sỹ Lê Thiết Cương vừa mê kinh Phật , thích Thiền Tông, lại vừa mê gốm. Đưa ra đời “Kinh gốm”, Lê Thiết Cương không chỉ để thỏa mãn lòng yêu của mình với kinh Phật và gốm mà còn muốn góp phần bảo tồn truyền thống bằng cách “hiện đại hóa gốm”, “là nó mà lại là nó khác, đẹp và hiện đại.

Gốm phải sống được trong đời sống hiện đại” như lời tự bạch của chàng họa sĩ tối giản này về Kinh gốm. Và để cho Kinh gốm nổi bật như một giai điệu chủ đạo, Lê Thiết Cương còn chơi thêm vào triển lãm một hòa điệu là những bức tranh vẽ thơ Thiền Lý - Trần trên chất liệu bột màu/ vải màn, mộc mạc và giản dị như chính chất “Thiền”. Đây là chất liệu gắn với tên tuổi của anh và cũng là chất liệu chủ đạo anh vẽ trong 10 năm (1991-2001).

Để giới thiệu cùng đông đảo những người mến mộ, Lê Thiết Cương còn ấn hành một tập sách mang tên Kinh gốm mà trong đó, phần độc đáo là phần bình chú, chú giải và những nét minh họa cho những câu thơ Thiền và những câu kinh điển của nhà Phật trên tinh thần “tối giản” của mình.

Phỏng vấn Họa sỹ Lê Thiết Cương:

- Đó là dự án tôi viết những lời kinh điển rất cô đọng của Phật và vẽ tranh lên các sản phẩm gốm của ba làng nghề gốm cổ ở Đồng bằng châu thổ sông Hồng là Bát Tràng (Gia Lâm), Hương Canh (Vĩnh Phúc) và Phù Lãng (Bắc Ninh).

Dự án dược triển lãm vào mùa thu năm 2020. Giống như ở dự án Thơ gốm hồi 3 năm trước, sẽ có một cuốn sách in những tác phẩm trong dự án với phần cước chú của tôi cho những câu kinh Phật trên mỗi tác phẩm bằng ngôn ngữ hiện đại.

Các nghệ nhân tài ba của ba làng nghề đã nặn gốm cho tôi, và được nung bằng củi chứ không phải bằng gas, điện theo lối công nghiệp. Sự tình cờ của củi lửa, men thuốc, làm tay tạo ra sự hữu tình đặc biệt cho những tác phẩm độc bản.

Với dự án này, tôi mong muốn mang những minh triết tuyệt vời của Kinh Phật đến gần với mọi người hơn và góp phần vào việc bảo tồn các làng nghề gốm cổ.

Nhưng tại sao lại là Kinh Phật, thưa anh?

- Là vì tôi rất thích Phật giáo ở khía cạnh triết học. Ví như câu "Thực tướng vô tướng", diễn giải ra là thực tướng là vô tướng, tướng thực nhất là tướng không. Không hiểu câu này của nhà Phật sẽ không thể hiểu được những điều tưởng chừng rất vô lý như công thức nổi tiếng E = mc2 của Einstein, không thể hiểu vì sao năng lượng từ cái hồ xăng to bằng 10 cái hồ Bảy Mẫu cũng không bằng năng lượng sinh ra từ phản ứng hạt nhân của 2 nguyên tử bé tí.

Trịnh Công Sơn rất thấm tư tưởng "Thực tướng vô tướng" này khi ông viết những câu: "Con sông là thuyền/Mây xa là buồm/Từng giọt sương thu hết mênh mông". Ông nhìn thấy sông là thuyền, mây là buồm và một giọt sương nhỏ mong manh có thể thu vào mình cả mênh mông.

Ngũ uẩn giai không.

Ngũ uẩn giai không.

Niết bàn tại thế.

Niết bàn tại thế.


Theo Phật giáo

Tin cùng chuyên mục