Chùa Phú Lâm là địa danh tâm linh xứ Tuyên
Chùa Phú Lâm tọa lạc tại miền núi Tuyên Quang, không chỉ mang giá trị lịch sử, văn hóa mà còn là chốn nương tựa tâm linh của cộng đồng nơi đây. Được xây dựng vào thế kỷ XX nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng lâu đời của người dân, chùa đã trở thành nơi để cầu an, tìm sự thanh tịnh giữa cuộc sống bộn bề.
Mặt nghiêng chùa Phú Lâm |
Với kiến trúc truyền thống hòa quyện cùng thiên nhiên, chùa là biểu tượng sống động của lòng hiếu thuận và tình đoàn kết của người dân vùng cao. Các buổi lễ lớn như lễ Vu Lan, Phật đản không chỉ thu hút đông đảo bà con mà còn giúp lan tỏa giáo lý từ bi, trí tuệ của nhà Phật.
Nằm giữa núi rừng yên bình, chùa Phú Lâm còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa đặc trưng của miền núi phía Bắc. Đối với người dân địa phương, chùa là biểu tượng thiêng liêng, giúp họ vượt qua khó khăn, tìm thấy sự cân bằng trong cuộc sống.
Nhà thờ Tổ |
Kiến trúc chùa Phú Lâm mang vẻ đẹp độc đáo
Nhà Tổ thiết kế nhà dài, một gác mái, bên trong có năm ban thờ: Chính giữa thờ Đức Phật Thích Ca, bên trái là ban thờ Tổ Huyền Quang (sinh năm 1254 mất năm 1334, tên thật là Lý Tái Đạo, là một thiền sư, nhà lãnh đạo Phật Đại thừa ở Đại Việt thời Trần), Tổ Trần Nhân Tông (tên khai sinh là Trần Khâm, tự là Thanh Phúc, là vị vua thứ ba của nhà Trần nước Đại Việt.
Một góc chùa Phú Lâm |
Vua Trần Nhân Tông trị vì từ ngày 08 tháng 11 năm 1278 đến ngày 16 tháng 04 năm 1293, sau đó làm Thái Thượng Hoàng rồi đi tu sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm cho đến khi nhập Niết bàn), bên phải thờ Tổ Pháp Loa (còn có tên là Minh Giác hay Phổ Tuệ Tôn giả, là một thiền sư, nhà lãnh đạo Phật giáo Đại thừa ở Đại Việt thế kỷ XIII) và một ban đang đặt tôn tượng đức Phật Đản sinh.
Quang cảnh trước nhà Tổ. |
Từ Nhà Tổ, đi tiếp theo lối đi bên trái hậu viên, theo hướng nhìn bên phải, đến gian thờ Mẫu Liễu Hạnh (Thánh Mẫu Liễu Hạnh (chữ Hán: 聖母柳杏) hay Liễu Hạnh công chúa (chữ Hán: 柳杏公主) là một trong những vị Thánh quan trọng của tín ngưỡng Việt Nam.
Bà còn được gọi bằng các tên: Bà Chúa Liễu, Liễu Hạnh (柳杏), Mẫu Liễu Hạnh (母柳杏), Mẫu Thượng Thiên (母上天) hoặc ở nhiều nơi thuộc vùng Bắc Bộ bà được gọi ngắn gọn là Mẫu Liễu): trong gian thờ, ban thờ chính có ban Tam Tòa Thánh Mẫu, ban thờ Quan Hoàng Bảy, ban thờ Quan Hoàng Mười.
Khu vườn tháp. |
Hai bên tả hữu từ lối vào chính cổng Tam Quan, là hai hàng cây hoa Ban, có hoa Ban tím, hoa Ban trắng rất đẹp. Không gian chùa được thiết kế bao quát rất thoáng, đứng trên cao quan sát có thể thấy người thiết kế khéo léo tạo thành không gian Phật giáo, Tâm linh như một thung lũng thu nhỏ, có chiều sâu mà thể hiện rõ tính gắn kết chặt chẽ của từng gian kiến trúc.
Vườn Quán Âm chùa Phú Lâm |
Chùa Phú Lâm bên cạnh vẻ bề thế bởi từng thiết tầng kiến trúc được sắp đặt khéo léo, nét chấm phá giao thoa truyền thống và hiện đại, cùng không gian trang tĩnh, an hòa, cho thấy những hưng thịnh cửa thiền nơi đây: Phật pháp được chấn hưng, ngôi nhà tâm linh được phục dựng, chắc chắn góp phần “thịnh vượng” đời sống tín ngưỡng của hàng nghìn người con Phật miền quê Tuyên Quang.