Chùa Hải Vân (Nam Định): Hoằng pháp để kết nối cộng đồng

Chùa Hải Vân (Nam Định): Hoằng pháp để kết nối cộng đồng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Là ngôi chùa nhỏ nằm ở một xã vùng ven biển của tỉnh Nam Định, nhiều năm trở lại đây, chùa Hải Vân (xã Hải Ninh, huyện Hải Hậu) là địa điểm hoạt động tôn giáo của cộng đồng người dân trong vùng. Cũng nhờ những hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng tại chùa Hải Vân mà cộng đồng người dân trong vùng đoàn kết hơn, cộng đồng phát triển hơn.

Đại đức Thích Thanh Ước, trụ trì chùa Hải Vân, người tu tập và sinh sống tại ngôi chùa này từ nhỏ chia sẻ: Nhiều năm về trước, chùa Hải Vân còn rất nhỏ. Từ những năm chiến tranh cho đến những năm cải cách rồi đổi mới, chùa Hải Vân luôn là nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng cộng đồng cư dân trong vùng. Mặc dù, trên địa bàn xã Hải Ninh có nhiều cộng đồng theo các tôn giáo khác nhau nhưng tất cả các tôn giáo đều có chung quan điểm hướng con người ta đến điều tốt đẹp hơn, làm nhiều việc thiện hơn, đoàn kết hơn nên càng về sau này tinh thần đoàn kết trong cộng đồng càng được nâng lên rất nhiều.

Nhận nhiệm vụ trông coi, cai quản ngôi chùa Hải Vân khi chỉ là một ngôi chùa làng rất nhỏ, xập xệ xuống cấp, sau nhiều năm tháng, Đại đức Thích Thanh Ước cùng với các Phật tử, cộng đồng cư dân và chính quyền dần dần tôn tạo. Cho đến nay, chùa Hải Vân đã xây dựng được đầy đủ các công trình, mở rộng được địa thế để tạo điều kiện tốt nhất cho cộng đồng lui tới sinh hoạt vào mỗi dịp quan trọng trong năm.

Chùa Hải Vân (Nam Định): Hoằng pháp để kết nối cộng đồng ảnh 1

Đại đức Thích Thanh Ước - trụ trì chùa Hải Vân (Nam Định)

Chùa Hải Vân được tôn tạo theo nguyên tắc phục dựng lại một công trình kiến trúc quy mô, được xây dựng trên một vịtrí rất rộngđẹp. Tòa bái đường được tôn tạo theo phong cách kiến trúc cổ truyền, thiết kế theo kiểu thượng chồng giường, hạ kẻ bẩy. Trên các đầu xà, câu đầu, trên hệ thống con giường được tạonét mang đậm phong cách cổ truyền nguyên bản

Hệthống tượng pháp phong phú như tượng Tam thế, Cửu long, Bồ tát, Ngọc Hoàng, Nam tào, Bắc đẩu, Thập diện, Đức ông, Thánh hiền, Thánh tăng, Thổ địa, Nam thiên thánh tổ... và một số đồ thờ có giá trị cao về nghệ thuật.

Đối với hoạt động Phật pháp, Đại đức Thích Thanh Uước luôn đề cao hoạt động hoằng pháp tại chùa Hải Vân. Đại đức Thích Thanh Ước chia sẻ: Tôn giáo giúp con người vững tin với cuộc sống hơn, hướng con người đến điều tốt đẹp hơn và tôn giáo phải tạo ra những giá trị thực tiễn trong cuộc sống. Chính vì quan điểm này mà trong những năm qua, tại chùa Hải Vân, Đại đức Thích Thanh Ước thường xuyên tổ chức các khoá tu, các hoạt động thiện nguyện và thực hiện rất nghiêm túc trách nhiệm với cộng đồng. Và cũng chính từ việc chùa Hải Vân tham gia rất tích cực vào các hoạt động cộng đồng mà trong quá trình tôn tạo, xây dựng lại các công trình trong khuôn viên chùa đều được người dân, chính quyền ủng hộ.

Chùa Hải Vân (Nam Định): Hoằng pháp để kết nối cộng đồng ảnh 2

Chùa Hải Vân khang trang sau nhiều lần tôn tạo

Đại đức Thích Thanh Ước cho rằng, mục đích chính của việc hoằng pháp từ thời Đức Phật còn tại thế là để đem lại lợi ích cho tất cả chúng sinh. Do đó việc hoằng pháp được hiểu với ý nghĩa rộng và sâu sắc hơn, không chỉ mang ý nghĩa giới hạn trong việc truyền đạo. Đức Thế Tôn giáo hóa chúng sanh không phải vì muốn thu phục nhiều tín đồ theo và tôn sùng Ngài, mà mục đích chính của Ngài là làm sao mọi người có thể hiểu và ứng dụng Phật pháp vào trong đời sống để giải thoát khổ đau, có được sự bình an và hạnh phúc.

Việc hoằng pháp phải được hiểu là những hành động cụ thể chứ không chỉ đơn thuần là giảng dạy lý thuyết. Một bài học không phải chỉ để học thuộc mà còn phải hành theo; và chính bản thân người hoằng pháp càng phải là người thể hiện được sự toàn vẹn của pháp học và pháp hành.

Những người thực thi sứ mệnh hoằng pháp không chỉ trình bày giáo pháp của Đức Phật qua lời giảng, mà còn qua hành vi, thái độ và sự ứng xử của người con Phật. Nếu một vị thầy toát lên được sự thảnh thơi, thanh thoát, ung dung và an lạc, thì chính vị ấy cũng đang thực hiện thành công việc hoằng pháp của mình. Vì sao? Vì công hạnh tu tập của vị đó thể hiện ra bên ngoài có thể khiến người khác phát khởi sự hoan hỷ, tin tưởng và rồi mong muốn học hỏi giáo pháp…

Tin cùng chuyên mục