Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh hay còn có tên gọi là chùa Duy Tinh. Xưa kia, Duy Tinh - Chợ Phủ là vùng cư dân đông đúc, đồng ruộng màu mỡ. Từ thời Lý - Trần, Duy Tinh là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa (quận lỵ của quận Cửu Chân - Châu Ái ) và là lỵ sở của xứ Thanh tới 391 năm (1009-1400).
Điện thờ vua Lý được sắp xếp trang nghiêm với các tượng quan lại và cung nữ |
Sang thời Lê, Duy Tinh là lỵ phủ Hà Trung gồm 4 huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Tống Sơn (nay là Hà Trung) và Nga Sơn. Đến năm Minh Mạng thứ 19 (1821) đổi thành lỵ sở của huyện Hậu Lộc. Năm 1984, huyện lỵ Hậu Lộc chuyển đi nơi khác, nhưng vùng Duy Tinh - Chợ Phủ vẫn là một trung tâm kinh tế, văn hóa, thương mại quan trọng của huyện Hậu Lộc và một số xã lân cận thuộc huyện Hoằng Hóa.
Lối vào chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh |
Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh được khởi dựng không rõ năm nào. Song chỉ biết chùa được sửa lại năm 1118 lưu lại trên tấm bia ghi, do các quan đầu tỉnh là: Lý Thường Kiệt, Chu Công được coi giữ trấn Thanh Hóa này và đã từng cho sửa chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh (theo nội dung văn bia tại chùa).
Văn bia của chùa |
Trên tấm bia dựng năm 1118 cao 2,2m, rộng 1,22m, trang trí đẹp kiểu rồng xoắn, viền hoa cúc dây. Mặt bia có 36 dòng, khoảng 2.400 chữ Hán. Nội dung chia làm 4 phần: trình bày sơ qua về đạo Phật; nói về thân thế ông Chu Nguyên Hạo (Chu Công) là người khởi xướng sửa sang lại chùa; nói về lý do dựng chùa, ca ngợi cảnh trí ngôi chùa khi mới xây dựng xong; một bài minh họa 84 câu.
Những năm cuối TK XI, Thái úy Lý Thường Kiệt trấn thủ Thanh Hóa 19 năm (từ 1082-1101), đặt lỵ sở tại Duy Tinh, ông đã cho xây đồn đắp lũy để bảo vệ cửa biển Linh Trường, lúc bấy giờ là một thương cảng lớn của Châu Ái từ đầu công nguyên (nay là Lạch Trường). 15 năm sau, ông Chu Công được đảm nhận trọng trách coi giữ trấn Thanh Hóa và tiếp tục cho sửa chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh.
Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh là một di tích lịch sử - văn hóa, một di tích kiến trúc nghệ thuật thuộc hệ thống các di tích kiến trúc, nghệ thuật thời đầu tự chủ và các thời kỳ sau này của đất nước ta. Đây là ngôi chùa cổ có từ thời Lý còn lại đến ngày nay, đã được Nhà nước công nhận di tích lịch sử văn hóa - kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1990.
Toà Tam Bảo của chùa |
Ngôi chùa được học giả Hoàng Xuân Hãn công bố trên sách viết về Lý Thường Kiệt, tấm bia và nhiều hiện vật thời Lý còn lại ở chùa từ năm 1943. Tiếp sau đó, nhiều đoàn cán bộ khoa học, văn hóa nghệ thuật và các đoàn nghiên cứu khoa học của quốc tế như Mỹ, Nhật... đã đến tìm hiểu nghiên cứu. Tại chùa, hiện nay còn nhiều hiện vật quý thuộc về thời Lý mà các di tích khác cùng thời không có như:
Đây là một di tích, một hiện vật gốc, một tài liệu khoa học vô giá giúp chúng ta có thêm nhiều tư liệu để nghiên cứu tìm hiểu về sự phát triển của Phật giáo Việt Nam thời Lý cũng như tình hình chính trị, xã hội, kinh tế, phong tục, kiến trúc nghệ thuật...
Về mặt kiến trúc, chùa được xây dựng công phu với ngói mũi hài, nóc uốn lượn như chim trĩ bay xòe cánh |
Và đặc biệt, ba bệ tượng bằng đá xanh có niên đại thời Lý là ba tác phẩm điêu khắc đá quý hiếm còn sót lại. Mỗi bệ là một tòa sen cách điệu có nhiều cánh viền quanh cân xứng được đặt phía trên con sư tử, biểu hiện sức mạnh đội cả bầu trời, mà trong các hình tượng Phật giáo thời Lý - Trần hay thể hiện.
Một số hình ảnh của chùa :