Chùa được công nhận là một trung tâm Phật giáo
Chùa Vĩnh Nghiêm (Đức La), ngôi chùa có lịch sử từ thời Lý - Trần hơn nghìn năm tuổi, nơi tàng giữ một kho mộc bản kinh Phật quý giá, tư liệu ký ức của nhiều đời các vị Tổ sư của chùa để lại cho muôn đời sau hoằng dương Phật pháp đã được đi vào danh sách di sản thế giới.
Chùa được công nhận là một trung tâm Phật giáo |
Chùa được dựng ở nơi hợp lưu của sông Lục Nam và sông Thương, nhìn ra ngã ba sông là Lục Đầu Giang - Kiếp Bạc, Cẩm Lý - cửa ngõ ra vào núi Yên Tử, bao quanh chùa có núi Cô Tiên. Tương truyền chùa được dựng từ đầu thời Lý Thái Tổ (1010-1028), tới thời vua Trần Thánh Tông (1258-1278) đều có các vị cao tăng tu hành nên chùa được tu tạo nguy nga, tráng lệ. Khi vua Trần Nhân Tông (1258-1308) từ bỏ ngôi vua đã đến chùa Vĩnh Nghiêm thụ giới, lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà, sáng lập nên Thiền phái Phật giáo Việt Nam, Ngài cùng hai đệ tử là Pháp Loa và Huyền Quang tạo nên Trúc Lâm Tam tổ của Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam.
Chùa Vĩnh Nghiêm vốn từ xưa là nơi đào luyện tăng đồ Phật giáo nên là nơi tàng trữ các bộ ván khắc kinh, theo sách nhà chùa để lại "Tàng kinh các" rộng tới 10 gian nhà. Đó là những bộ ván kinh có từ 700 năm nay, là kho sách cổ vô cùng quý giá, như: "Sadi tăng Sa di li tỉ khiêu lỵ" (348 giới luật), bộ "Yên Tử nhật trình" từ thế kỷ 15 (quá trình hình thành phái Trúc Lâm), "Hoa Nghiêm sớ", "Di Đà sớ", "Đại thừa chỉ quán", "Giới kinh ni"... Nhiều kệ ván in kinh vẫn còn. Đó là kho ván khắc in, người xưa gọi là Mộc thư khố, là hiện vật minh chứng chùa Vĩnh Nghiêm từng thống lĩnh 72 chốn tùng lâm.
Chùa được dựng ở nơi hợp lưu của sông Lục Nam và sông Thương |
Nơi lưu giữ món tương la truyền thống
Bên cạnh là ngôi chùa lưu giữ những di sản ký ức của thế giới, cũng chính tại ngôi chùa này, các nhà sư còn gìn giữ được những bí quyết quan trọng để làm ra một thứ nước chấm truyền thống thường được sử dụng để các bậc tu hành nơi cửa thiền thọ chay sớm chiều, nay đã thành đặc sản được nhiều người ưa chuộng - đó là tương La.
Đặc sản tương La |
Trải qua thời gian, các vị sư trụ trì ở đây đã truyền dạy những bí quyết làm tương ngon cho các phật tử, nhân dân sinh sống những khu vực lân cận. Vì thế, tương ở đây còn gọi là tương La.
Người xưa có câu ca: "Ai lên xứ Bắc mà trông/ Đất lành, gạo trắng, nước trong thay là" để gợi đến sự phong, đa dạng và hấp dẫn mà các món ăn truyền thống của người dân Bắc Giang.
Chùa Vĩnh Nghiêm vốn từ xưa là nơi đào luyện tăng đồ Phật giáo |
Ngoài chứa đựng yếu tố vật thể, tương La còn chứa đựng những nét văn hóa ẩm thực mang tính phi vật thể, đó là những tri thức, bí quyết, sự tài hoa trong chế biến của người xưa.
Sau này có một số vị sư từ Bắc vào Sài Gòn đã cho xây dựng một ngôi chùa Vĩnh nghiêm thứ hai tại số 339, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một ngôi chùa rất nổi tiếng tại Việt Nam.