Ngôi đền Phật giáo lớn nhất thế giới ở Indonesia tái sinh sau thời gian bảo tồn

Ngôi đền Phật giáo lớn nhất thế giới ở Indonesia tái sinh sau thời gian bảo tồn

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sau khi được khám phá vào nửa đầu của thế kỷ 19, ngôi đền Borobudur được biết đến như là một trong những di sản văn hóa độc đáo nhất thế giới.

Theo trang SCMP, ngôi đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 9 và được người dân địa phương gọi là "Candi Borobudur". Nằm trên một đỉnh đồi cao, Borobudur khiến người ta trầm trồ vì vẻ ngoài uy nghi, đồ sộ nhưng rất cổ kính và tôn nghiêm.

"Tôi đang đi dạo quanh ngôi đền Candi Borobudur, dừng lại chiêm ngưỡng những tấm đá cổ và bảo tháp hình chuông tuyệt đẹp, đồng thời suy ngẫm về những bức tượng Phật ngồi trong tư thế thiền định", tác giả Penny Watson viết trên trang SCMP.

Ngôi đền Phật giáo tuyệt đẹp này gần thành phố Yogyakarta, miền trung Java, Indonesia, là ngôi đền lớn nhất thế giới và có niên đại từ thế kỷ thứ 8 và thứ 9. Về mặt thẩm mỹ, kiến trúc, trí tuệ và lịch sử, ngôi đền mang đến tầm vóc kinh ngạc không kém gì quần thể đền Angkor Wat của Campuchia.

Ngôi đền được trang hoàng với 504 tượng Phật và 2.672 bức tranh điêu khắc trên đá, tái hiện lại cuộc đời Đức Phật và hành trình của Ngài từ khi còn là một thái tử cho đến khi đạt được Giác ngộ. 2.760 bức phù điêu ở Borobudur mô tả nhiều cảnh của cuộc sống hàng ngày ở Java vào thế kỷ thứ 8, từ thường dân cho tới hoàng tộc, tu sĩ. Ngoài ra, ngôi đền cũng mô tả các huyền thoại trong Phật Giáo như Atula, các vị thần, Bồ Tát…

Vì vậy, những bức phù điêu quý giá này được sử dụng như một cẩm nang tham khảo phong phú cho các nhà sử học chuyên nghiên cứu về kiến trúc, vũ khí, trang phục, tín ngưỡng, hay các phương tiện vận tải của thế kỷ 8 ở Java.

Cấu trúc trên đỉnh đồi 3 tầng có hình dạng của Mandala từ trên cao và bảo tháp phía trên có thể được nhìn thấy nhô lên so với vùng nông thôn đồi núi xung quanh. Mandala là một họa tiết hình tròn mang ý nghĩa rất đặc biệt trong Phật giáo và Ấn Độ giáo.

Từ nền kim tự tháp xuất hiện 4 phòng trưng bày với 2.670 bức phù điêu bằng đá mô tả khung cảnh độc đáo của xã hội cách đây 1.200 năm.

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) đã ghi danh ngôi đền Candi Borobudur vào danh sách Di sản Thế giới vào năm 1991, và ngôi đền đã trải qua nhiều lần trùng tu vào thời đó, nhưng vẫn giữ được tính chất thần thoại, huyền bí và huyền diệu đến mức không thể nào biết hết được.

Khi đi về phía ngôi đền, băng qua bãi cỏ được cắt tỉa cẩn thận và an ninh được chăm sóc chu đáo, hướng dẫn viên của tôi, Din cho biết anh ấy rất vui với những thay đổi của Candi Borobudur kể từ khi đã mở cửa trở lại vào tháng 3 năm nay.

Hướng dẫn viên Din đã nói rằng quá trình trùng tu di sản diễn ra vào thời điểm đại dịch Covid-19 xảy ra. Đã có thời gian ngôi đền buộc phải đóng cửa vì tình trạng bảo tồn không tốt.

Trước đây, tình trạng ngôi đền đã xuống cấp nghiêm trọng vào năm 2016. Tục lệ leo lên các bảo tháp để chạm vào tượng Phật của người dân địa phương cũng là vấn đề, khiến đá dần bị mòn đi. Trước những nguy cơ ấy, tục lệ này đã bị cấm vào năm 2019.

Ngôi đền Phật giáo lớn nhất thế giới ở Indonesia tái sinh sau thời gian bảo tồn ảnh 1

72 bảo tháp tạo điểm nhấn trên ba bệ hình tròn tại Candi Borobudur, ngôi đền Phật giáo lớn nhất thế giới, nằm gần thành phố trung tâm Java của Yogyakarta, Indonesia. Ảnh: Penny Watson

Quy định bảo tồn mới

Theo Chính phủ, các quy định mới đã được triển khai nhằm mục đích bảo tồn ngôi chùa và cũng là "bảo tồn tài sản lịch sử và văn hóa".

Khu phức hợp đền giới hạn chỉ 1.200 du khách tới đây mỗi ngày và 150 khách mỗi giờ, trong 8 khung giờ. Thuế nhập cảnh đã tăng từ mức cố định 25 USD lên 90 USD (khoảng 1,4 triệu rupiah) đối với khách du lịch nước ngoài và khoảng 50 USD đối với khách du lịch nội địa.

Du khách được phát dép tre, dép xỏ ngón để đi và phải có hướng dẫn viên là người địa phương theo sát.

Để ngăn chặn rủi ro gây hại cho ngôi đền như đã đề cập ở trên, giấy tờ tùy thân của du khách phải được xuất trình khi mua vé và thông tin cá nhân của khách truy cập được lưu trữ trong dây đeo cổ tay, được bộ phận an ninh quét để đảm bảo tuân thủ giới hạn thời gian.

"Bây giờ không được phép mang thức ăn theo khi đi tham qua ngôi đền, vì vậy mọi người không thể xả rác bừa bãi như trước đây", hướng dẫn viên Din nói.

Hiện tại, với quy định mới, ngôi đền chỉ mở cửa từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều và người dân cũng như du khách không thể tiếp cận bảo tháp trên cùng nữa.

"Tôi đã đến thăm Borobudur cách đây một thập kỷ và nhớ rằng đã có cơ hội tự do lang thang khắp khu vực ngôi đền. Thời điểm đó cũng có ít khách du lịch và không có an ninh. Nhưng chuyến thăm mới đây của tôi vào tháng 11 năm nay, các quy định mới như đeo dây cổ tay và đi dép tre cũng như theo hướng dẫn viên cũng thực sự mang đến cho bản thân tôi cảm xúc thật kỳ diệu. Khi đi theo hướng dẫn viên, tôi sẽ biết thêm nhiều kiến thức lịch sử phong phú và cả những điều chưa biết từ cổ xưa", tác giả nhận định.

Tin cùng chuyên mục