Lý do là bởi NHTSA khẳng định rằng thiết bị cụm bơm túi khí của Takata không có vấn đề về nguy cơ mất an toàn như việc cụm bơm túi khí của hãng này đã và đang bị triệu hồi trên toàn thế giới.
Năm 2016, 40 triệu túi khí Takata đã bị triệu hồi và tại thời điểm đó, NHTSA đã nói rằng họ sẽ xem xét 56 triệu túi khí tại Mỹ trước khi kết thúc năm 2019 để quyết định xem việc này có cần phải triệu hồi hay không.
Các đợt triệu hồi trước đây liên quan đến việc cụm bơm túi khí Takata có khả năng phát nổ khi được giải phóng, do đó tiềm ẩn nguy cơ bắn ra các mảnh vụn kim loại phóng xuyên qua lớp túi khí vốn được nổ ra để cứu người, gây chấn thương cho người ngồi trên xe. Nguyên nhân đã được kết luận là do cụm túi khí này bị xuống cấp do thời gian dài tiếp xúc với nhiệt độ và độ ẩm, làm cho chúng bị ăn mòn và dễ vỡ khi phát nổ hơn. Đã có ít nhất 25 cái chết liên quan đến cụm bơm túi khí Takata và gần 300 người bị thương trên toàn thế giới.
NHTSA nói rằng họ đã xem xét các báo cáo mới nhất về thử nghiệm nổ của nhóm 56 triệu túi khí này để đưa ra quyết định.
Trong một tuyên bố, David Kelly - người đứng đầu một nhóm thử nghiệm cụm túi khí Takata cho biết "Theo dự đoán sau khoảng 30 năm, không một thiết kế cụm bơm túi khí và chất nổ nào gây ảnh hưởng bất lợi, ngoại trừ nếu chúng phải chịu những điều kiện khắc nghiệt nhất và nhiệt độ xe cao thường xuyên."
Trung tâm kiểm nghiệm an toàn xe hơi đã chỉ trích quyết định của NHTSA và cho rằng cho rằng "không thể biết như thế nào để tin" và "dự đoán dựa trên một sự thiếu minh bạch". Trung tâm cũng nói thêm rằng gần 50% số xe bị triệu hồi đã được các nhà sản xuất xe hơi sửa chữa.