Thói quen lái xe
Đối với các tài xế, việc tăng giảm ga đột ngột hoặc tải nặng là điều khó tránh khỏi. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lái xe trong đô thị hay trên đường trường, cũng như cách lái xe của mỗi tài xế là khác nhau. Tuy nhiên, việc tăng giảm ga đột ngột hay thường xuyên phải chở nặng lại gây hao hụt nhiên liệu một cách đáng kể. Bởi vì khi đạp chân ga để tăng tốc nhanh, van tiết lưu mở ra, cho phép nhiều không khí đi vào buồng đốt. ECU điều khiển phải đáp ứng bằng cách thêm lượng nhiên liệu để duy trì tỷ lệ hoà khí thích hợp.
Do đó, tăng tốc nhanh sẽ tiêu tốn khá nhiều nhiên liệu. Vì vậy, nếu không phải tăng tốc nhanh để vượt xe khác, tài xế nên tăng tốc từ từ và không nên đạp phanh đột ngột cũng như giữ đều chân ga để xe giữ tốc độ ổn định.
Thời tiết lạnh
Khi thời tiết lạnh, thời gian khởi động của xe sẽ lâu hơn bình thường do dầu bôi trơn bị giảm hiệu quả khi gặp thời tiết lạnh. Bên cạnh đó, mật độ không khí lúc này cũng đậm đặc hơn so với lúc bình thường. Đối với động cơ xăng phải tạo ra tỷ lệ hoà khí nhất định, xe mới khởi động được. Trong thời tiết lạnh, xăng cũng sẽ khó bay hơi và dễ bị pha trộn với không khí. Chiếc xe rất khó khởi động vì động cơ bị ngộp xăng. Ắc quy cũng không thể hoạt động tốt do dung môi bị thay đổi hoá tính. Dầu bôi trơn đặc, ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc. Điều hoà, ghế sưởi cần nhiều năng lượng để hoạt động như bình thường.
Bởi vậy, khi di chuyển trong thời tiết lạnh, mức độ tiêu hao nhiêu liệu sẽ tăng lên khá nhiều. Để xe ô tô hoạt động trơn tru trong thời tiết lạnh, các tài xế nên khởi động xe vài phút trước khi di chuyển, tránh tình trạng lên xe nổ máy di chuyển luôn.
Áp suất lốp thấp
Thường xuyên kiểm tra áp suất lốp và bơm lốp đúng tiêu chuẩn cũng là cách giúp xe tiết kiệm xăng hơn. Áp suất lốp thấp làm tăng lực cản lăn hai bên lốp khiến xe phải tiêu tốn nhiều công suất để duy trì tốc độ trong khoảng nhất định. Theo nghiên cứu, khi áp suất lốp đạt tiêu chuẩn sẽ khiến xe tiết kiệm nhiên liệu đến 3%. Lốp xe bị non không những gây tiêu hao nhiêu liệu mà còn ảnh hưởng đến tuổi thọ của lốp dẫn đến tốn chi phí bảo dưỡng hơn. Ngoài ra, khi xe chạy trên đường cong, lốp non còn gây ra tình trạng khó đánh lái, gây nguy hiểm với người lái.
Vì vậy, tài xế nên xem áp suất tiêu chuẩn dành cho lốp xe của mình (thường được in trên cánh cửa bên lái), không nên bơm lốp như áp suất in trên lốp vì đó là áp suất tối đa mà lốp chịu được.
Thông thường, một số mẫu sedan, pickup cỡ nhỏ có áp suất tiêu chuẩn lốp ở mức 27 psi – 31 psi, số khác thì có thể đến 40 psi (tuỳ vào giá trị mà nhà sản xuất đưa ra).
Lọc gió cũ kĩ
Nhiều lái xe ít để ý đến việc thay thế bộ lọc gió định kỳ (khoảng 20.000 km/lần). Tuy nhiên, việc làm này rất cần thiết bởi vì nếu bộ lọc không khí bị tắc sẽ làm hạn chế lượng không khí lưu thông vào động cơ. Lọc gió đóng nhiều bụi bẩn khiến cho lượng gió vào buồng đốt ít hơn, đồng nghĩa với việc bụi bẩn cũng sẽ nhiều hơn do lọc không tốt. Xe lúc này sẽ nhanh nóng lên và khiến tăng muội than dẫn tới nghẹt bugi khiến cho động cơ lúc này có thể tắt đột ngột. Vì thế, để đảm bảo ô tô hoạt động trơn tru và ít gây tiêu tốn nhiên liệu. Các tài xế nên đi kiểm tra định kì thay lọc gió mới (khoảng 20.000 km/lần) và kiểm tra vệ sinh (5.000 km/lần) để động cơ hoạt động tốt hơn.