UNESCO thực hiện các biện pháp khẩn cấp mới để bảo vệ các nhà báo
UNESCO thực hiện các biện pháp khẩn cấp mới để bảo vệ các nhà báo
(Ngày Nay) - Hôm 17/3, UNESCO đã công bố các biện pháp khẩn cấp mới để bảo vệ các nhà báo ở Ukraine, nhằm giúp các liên đoàn nhà báo Ukraine buộc phải di dời có thể tiếp tục công việc của mình và hỗ trợ luồng thông tin tự do về vùng chiến sự. Tổ chức đang cung cấp một lô cứu trợ ban đầu gồm 125 Bộ Thiết bị Bảo vệ Cá nhân cũng như đào tạo về hoạt động trong các môi trường thù địch.
Những quán cà phê ngôn ngữ ký hiệu vòng quanh thế giới
Những quán cà phê ngôn ngữ ký hiệu vòng quanh thế giới
(Ngày Nay) - Quán ăn, tiệm cà phê do người điếc điều hành hay phục vụ là kiểu mô hình doanh nghiệp xã hội xuất hiện tại rất nhiều quốc gia trên thế giới như Hongkong, Pháp, Colombia, Hoa Kỳ, Eduador... và cả Việt Nam. Điểm chung của các cơ sở dịch vụ này nằm ở việc áp dụng ngôn ngữ ký hiệu trong giao tiếp, cùng mục tiêu nâng cao nhận thức về văn hóa điếc tới toàn bộ cộng đồng. Hãy cùng Ngày nay dạo một vòng tìm hiểu về những quán cà phê "yên lặng" này. 
KymViet: Workshop 'Mảnh ghép mùa xuân - Sáng tạo từ vải vụn'
KymViet: Workshop 'Mảnh ghép mùa xuân - Sáng tạo từ vải vụn'
(Ngày Nay) - Tranh ghép vải là một môn nghệ thuật của người dân Nga đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Ở Việt Nam, thể loại tranh độc đáo này vẫn còn tương đối mới lạ. Sự riêng biệt của tranh ghép vải nằm ở phong cách và chất liệu, sự kết hợp khéo léo từ những mảnh vải riêng rẽ để làm nên một tổng thể hài hòa mang đến những bất ngờ thú vị cho người xem. 
Mạc Mai Sương ở show Inner Us. Ảnh: Linh Lê
Giọng hát của Sương
(Ngày Nay) -  Mạc Mai Sương, một cái tên lạ tai, nhưng không hề lạ lẫm trong giới nghệ sĩ indie. Từng viết và hát một cách bản năng, từng có thời gian trầm cảm cùng quay cuồng với “khủng hoảng hiện sinh” nơi Paris hoa lệ, từng tham lam, cũng từng chẳng ưa thích gì giọng hát của chính mình, tất cả đều là những viên đá xếp chồng trên quãng đường dài cho đến những “trái ngọt” của ngày hôm nay. 
“Vật chất Tối của Ngài”, bộ tiểu thuyết fantasy kinh điển ra mắt mùa hè năm 2021 của NXB Kim Đồng, bản dịch của Trang Rose.
Giàu và Nghèo sau từng trang sách dịch
(Ngày Nay) -  Có thể nói, dịch giả chính là những người đầu tiên có cơ hội chạm đến gần nhất trái tim và tâm tư của mọi tác giả. Với tâm huyết và tình yêu dành cho sách, họ có thể tiếp cận được vũ trụ tri thức khổng lồ cùng muôn vàn kết nối ẩn sau những con chữ của người viết - có lẽ còn nhiều hơn bất cứ độc giả trung thành nào. 
Trở thành nghệ sĩ thần tượng tại Việt Nam, khó nhưng nhiều tiềm năng
Trở thành nghệ sĩ thần tượng tại Việt Nam, khó nhưng nhiều tiềm năng
(Ngày Nay) - Ở một số nước như Hàn Quốc hay Nhật Bản, theo nghề thần tượng không đơn thuần để thỏa mãn đam mê được hát hay nhảy. Lựa chọn làm thần tượng còn bao gồm cam kết trở thành hình mẫu cho giới trẻ và sống chết với nghề, dù chưa chắc nỗ lực nào cũng có thành quả xứng đáng. Ngày Nay đã có cuộc trò chuyện với ông Rei Nuttanon, người sáng lập Học viện Thần tượng Yatta! về tầm nhìn và cơ hội dành cho giới trẻ Việt Nam trên con đường làm thần tượng. 
Khảo sát tập huấn cho người mù sử dụng tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Khảo sát tập huấn cho người mù sử dụng tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông
(Ngày Nay) - Ngày 14/2, Ths. Phạm Xuân Trường, Giám đốc Trung tâm Đào tạo cán bộ và phục hồi chức năng cho người mù cùng đoàn cán bộ đã có chuyến khảo sát nhằm chuẩn bị cho chương trình tập huấn thí điểm, giúp người mù làm quen với loại hình phương tiện giao thông mới tại Thủ đô. Bản thân anh Trường là một người mù và từng có cơ hội trải nghiệm hệ thống tàu điện ngầm và các tiện ích đặc biệt tại các quốc gia châu Á phát triển như Nhật Bản hay Hàn Quốc. 
Lavengi cá
Hành trình ẩm thực Lankaran
(Ngày Nay) - Lankaran, thành phố phía Đông Nam của Azerbaijan đã nhận được danh hiệu Thành phố Sáng tạo về Ẩm thực thuộc Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO vào tháng 11/2021. Hãy cùng Ngày nay tìm hiểu về nền ẩm thực thú vị đầy bản sắc của đô thị này. 
Những gì "mang về cho mẹ" là một chuỗi thành tích đáng tự hào.
Nữ sinh Việt Nam đầu tiên chinh phục học bổng Khoa học Máy tính Đại học Thành phố Hongkong CityU
(Ngày Nay) - Đi cùng với sự phát triển của xã hội và sự bùng nổ khoa học công nghệ, rất nhiều nữ giới đã mạnh mẽ thoát ra khỏi định kiến trói buộc và bước đi đầy bản lĩnh trên con đường làm công nghệ, thậm chí từ khi tuổi đời còn rất trẻ. Nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ và Trẻ em gái trong Khoa học 11/2, Ngày nay đã có cuộc trò chuyện từ xa với Đinh Khánh Ly, nữ sinh Việt Nam đầu tiên chinh phục học bổng Khoa học Máy tính của Đại học Thành phố Hongkong CityU. 
Ảnh: searchengineland
Bản quyền số: Khi bài ca thiêng liêng buộc phải câm lặng
(Ngày Nay) -  Xuất phát từ việc người hâm mộ bóng đá Việt Nam không được nghe Quốc ca Tổ quốc trước giờ lăn bóng ngày 6/12/2021 trong trận cầu phát trên nền tảng YouTube, đã có một làn sóng phẫn nộ từ dư luận nhắm vào đơn vị BH Media và Hồ Gươm Audio, các tổ chức trước đó đã tuyên bố nắm giữ bản quyền đối với bản ghi Quốc ca. Đây vẫn tiếp tục là một hành động trục lợi trắng trợn hay là lỗ hổng của hệ thống bản quyền?
Dmitry Muratov, một trong hai nhà báo giành giải Nobel Hòa bình vào ngày 8/10/2021, là người đồng sáng lập tờ báo độc lập của Nga Novaya Gazeta, được ủy ban Nobel gọi là "tờ báo độc lập nhất ở Nga hiện nay, với quan điểm cơ bản là phê phán quyền lực". Ảnh: Aleksandr Kazakov
Giải Nobel Hòa bình của Dmitry Muratov có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà báo Nga
(Ngày Nay) - Năm 1993, Tổng thống Liên bang Xô Viết Mikhail Gorbachev đã sử dụng một phần số tiền giải Nobel Hòa bình của bản thân để giúp thành lập tờ báo Novaya Gazeta. Gần 30 năm sau, tờ báo có một giải Nobel Hòa bình khác trong dòng chảy lịch sử của mình. Dmitry Muratov, tổng biên tập Novaya Gazeta, cùng với nhà báo Maria Ressa, đã được vinh danh “vì những nỗ lực của họ trong việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận, vốn là điều kiện tiên quyết cho dân chủ và hòa bình lâu dài”.
Nữ nhà báo Maria Ressa đã trở thành một biểu tượng của cuộc đấu tranh cho tự do báo chí tại Philipines. Ảnh: ifex
Nữ nhà báo đoạt giải Nobel Hòa Bình 2021 Maria Ressa được mệnh danh trụ cột của Tự do báo chí
(Ngày Nay) - Nữ nhà báo kỳ cựu người Mỹ gốc Philippines Maria Ressa (58 tuổi), người được trao giải Nobel Hòa bình ngày 8/10/2021, là đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của trang tin trực tuyến Rappler. Trước đó, bà Maria Ressa cũng đã dành gần hai thập kỷ làm phóng viên điều tra ở Đông Nam Á, sau đó là Giám đốc văn phòng cho hãng tin CNN. Bà được xem như biểu tượng toàn cầu của cuộc đấu tranh cho tự do báo chí, người giữ đường lối cho tự do truyền thông và sự thật.
NYC: những tác phẩm phản ánh hình ảnh người châu Á và gốc Á kiên cường trước làn sóng thù ghét
NYC: những tác phẩm phản ánh hình ảnh người châu Á và gốc Á kiên cường trước làn sóng thù ghét
(Ngày Nay) - Sự gia tăng tội ác căm thù nhắm vào người châu Á và người gốc Á xuất hiện kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19, đã truyền cảm hứng cho họa sĩ Amanda Phingbodhipakkiya tạo ra những tác phẩm nghệ thuật sống động. Được trưng bày tại các không gian công cộng xung quanh Thành phố New York, những hình ảnh và thông điệp mà chúng truyền tải đã thu hút sự chú ý của người dân thành phố cũng như  thế giới.
Một số nhà lãnh đạo thế giới sẽ trực tiếp có bài phát biểu tại Hội trường Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, nhưng dự kiến đa số sẽ không đến New York. Ảnh: Evan Schneider
Từ nhóm nhạc BTS đến 'Mức phát thải ròng bằng 0', 5 điều đặc biệt tại Đại hội đồng Liên hợp quốc 76
(Ngày Nay) - Phiên họp thứ 76 của Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA 76) bắt đầu vào ngày 14/9 được nhận định là rất khác so với cuộc họp hoàn toàn trực tuyến vào năm 2020. UNGA 76 vẫn diễn ra trong bối  đại dịch COVID-19 phức tạp, nhưng điều đó không ngăn cản công tác giải quyết các thách thức toàn cầu khẩn cấp của các nhà lãnh đạo. Dưới đây là năm điều đáng chú ý của kỳ họp UNGA năm nay.
“Ngày đầu biết bản thân là một người tự kỷ, mình cũng sững sờ.” (Ảnh nhân vật cung cấp)
Có một cây viết tự kỷ
(Ngày Nay) - Nam là một cây viết chuyên về bình đẳng giới. Nam là người thuộc cộng đồng LGBT. Nam là một người tự kỷ. Cậu có nhiều cái "nhãn", và cậu hiểu rõ sức nặng của chúng. Việc thừa nhận một điều gì đó không phải lúc nào cũng thật dễ dàng.
Một tách trà là phần rất quan trọng trong chuyến du lịch tại Australia.
Uống trà trở thành một phần của văn hóa du lịch Australia
(Ngày Nay) - Khi đặt chân tới Australia, bạn sẽ bắt gặp các quán nghỉ chân ven đường sẵn sàng phục vụ miễn phí một ly 'cuppa' (từ lóng chỉ chén trà). Trên thực tế, văn hóa uống trà đã xuất hiện hàng ngàn năm trong đời sống của người dân quốc gia này. 
Một quán cà phê ở London, thế kỷ 17. (Hình ảnh: Lordprice Collection/Alamy)
Caffeine - Cơn nghiện vô hình
(Ngày Nay) - Caffeine làm cho chúng ta tràn đầy năng lượng, giúp chúng ta tỉnh táo hơn và làm việc hiệu quả hơn. Đối với hầu hết mọi người, việc uống caffeine, dù ở mức độ nhiều hay ít, đơn giản đã trở thành ý thức và thói quen cơ bản trong cuộc sống .