Chùa Dâu còn có tên gọi là chùa Cả, Cổ Châu tự, Diên Ứng Tự, Pháp Vân tự. Chùa Dâu tọa lạc tại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, được chứng nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2013. Nhà Tiền thất gồm 7 gian, 2 chái, bên trong bày một số bộ bàn ghế để khách thập phương sắp lễ trước khi vào lễ Phật.
Hai dãy hành lang nối Tiền thất và Hậu đường. |
Tháp Hòa Phong nhìn từ khoảng sân của nhà thờ tổ và thờ mẫu. |
Chân tháp vuông, mỗi cạnh gần 7 m. Tầng dưới có 4 cửa vòm nhìn ra chính hướng Đông Tây Nam Bắc.
Bên ngoài tháp có tượng một con cừu đá dài 1,33 m, cao 0,8 m. |
Trong tháp có 4 tượng Thiên Vương - 4 vị thần trong truyền thuyết cai quản 4 phương trời. |
Trong tháp, treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 thường được thỉnh 2 lần trong ngày, lúc sáng sớm khi mặt trời chưa mọc và khi chiều tối khi mặt trời lặn, một chiếc khánh đúc năm 1817 chỉ được tỉnh khi có lễ hội hoặc việc gì quan trọng của chùa.
Trong tháp, treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh đúc năm 1817. |
Nhà Tiền đường gồm 7 gian, 2 chái. Trước nền nhà là tam cấp chạy suốt 5 gian giữa. Ở gian chính giữa có 2 thành bậc đá chạm rồng, mang phong cách nghệ thuật thời Trần. Tại Tiền đường có các ban thờ Hộ Pháp, Đức Ông, Đức Thánh Hiền, Bát Bộ Kim Cương.
Tượng Pháp Vân được thờ trong nhà Thượng điện. Đây là một trong 4 pho tượng trong hệ thống tượng Tứ pháp vùng Dâu -Luy Lâu được công nhận là Bảo vật quốc gia. Tượng Pháp Vân uy nghi, trầm mặc, màu đồng hun, cao gần 2m. Tượng có gương mặt đẹp với nốt ruồi to đậm giữa trán gợi liên tưởng tới những nàng vũ nữ Ấn Độ, tới quê hương Tây Trúc.
Tượng các vị thần dọc theo hai bên tường tòa Thiêu hương. |
Tượng thờ trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi tại tòa Thiêu hương. |
Khu vực nối tiền thất và hậu đường là nơi thờ Thập bát La Hán (18 đệ tử đắc đạo của Phật đã tu đến cảnh giới La Hán). Ngoài ra, các pho tượng Bồ tát, Tam thế, Đức ông, Thánh tăng được đặt ở phần hậu điện.
Chùa Dâu in đậm dấu ấn kiến trúc, điêu khắc của nhiều thời kỳ lịch sử, với hệ thống tượng pháp mang nghệ thuật đặc sắc của thời Lê – Nguyễn, đặc biệt là hệ thống tượng Tứ Pháp. Đây là một minh chứng sống động của sự dung hội giữa Phật giáo Ấn Độ khi du nhập nước ta với tín ngưỡng bản địa của người Việt, đã tạo nên một trung tâm tín ngưỡng, tôn giáo mang bản sắc dân tộc. Hội chùa Dâu mở vào ngày mồng 8 tháng Tư âm lịch hằng năm, nhằm ngày sinh của Phật tổ Thích Ca Mâu Ni. Hội Dâu là hội của dân cư nông nghiệp, ý nghĩa quan trọng nhất của hội Dâu là cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống nhân dân no ấm, sung túc. Với ý nghĩa lịch sử đặc biệt đó năm 2013 chùa đã được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt.
Một số hình ảnh của chùa Dâu :