Giới thiệu chung về chùa Côn sơn
Côn Sơn là một vùng núi non tươi đẹp được nhiều danh nhân tìm đến chiêm bái, có người vì quyền luyến yêu thích mà đã ở lại gắn bó với nơi này. Cảnh sắc Côn Sơn được ví như cảnh thần tiên, như qua ngòi bút của Nguyễn Phi Khanh (thân phụ của Nguyễn Trãi) trong Thanh Hư động ký viết năm 1384 mô tả: "Khói đầu non, ráng ngoài đảo, gấm vóc phô bầy. Hoa dọc suối, cỏ ven rừng biếc hồng phấp phới. Bóng mát để nghỉ, chỗ vắng để ngồi, mùi thơm để ngửi, sắc đẹp để xem.
Phàm những hình ảnh trong mát, tiếng suối reo xa vời mà hư không, sâu thăm mà yên lặng, hợp với tai mắt và tâm hồn người ta ở đây đều có đủ cả...".
Chùa Côn Sơn. |
Trong quần thể di tích thiên nhiên của Côn Sơn có di tích chùa Côn Sơn. Tọa lạc tại một vùng rộng ở chân núi, có thế ỷ sơn vọng, chùa có tên chữ là Thiên Tư Phúc tự (có nghĩa chùa được trời ban phúc) hoặc Tư Phúc tự, nhưng dân gian quen gọi là chùa Côn Sơn, hoặc chùa Côn theo tên núi. Ngoài ra, chùa còn được gọi bằng nhiều tên theo các tên khác như chùa Kỳ Lân vì núi ở đây có hình con kỳ lân lớn quay đầu về hướng đông bắc; chùa Hun vì núi cũng có tên là núi Hun bởi có thuyết rằng xa xưa nơi đây cây cối rậm rạp, dân quanh vùng thường lên núi hái củi đốt than, cả một vùng khói bay mù mịt nên người dân thường gọi núi Hun; lại có thuyết kể rằng vào thời Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân (thế kỷ X), quân tướng của ông đã dùng kế hỏa công đốt rừng để vây bắt tàn quân của sứ Quân Phạm Bạch Hổ khiến cả vùng núi non khói mù mịt, nên dân chúng gọi là núi Hun.
Chùa Côn Sơn hiện thuộc địa phận phường Cộng Hòa, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Tương truyền chùa có từ thế kỷ X, đến thời Trần được khởi dựng lại vào năm 1304 và được mở rộng, trùng tu vào các thời kỳ sau. Theo sử cũ, chùa từng là một quần thể kiến trúc nguy nga, lộng lẫy. Cuối thế kỷ XV vua Lê Thánh Tông khi đến Côn Sơn đã xúc cảm viết:
"Tịch thổ lâu đài cảnh trí kỳ,
Cổ nhân trầm tích, dĩ y hy!"
(Đất Phật lâu đài cảnh đẹp thay,
Người xưa dấu cũ vẫn còn đây).
Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm. Trải qua các triều đại, chùa luôn là "Quốc tự", là một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất của đất nước. Dân gian có câu ca rằng:
"Côn Sơn Yên Tử Quỳnh Lâm Nếu ai chưa đến thiền tâm chưa thành "
Ngôi cổ tự này hiện còn lưu giữ nhiều dấu tích văn hóa, lịch sử có giá trị. Những dầu tích đó đều để lại dấu ấn qua mỗi công trình, qua từng chi tiết kiến trúc, chạm khắc, qua các bia đá, tượng thờ, hoành phi, câu đồi... Ngoài ra quần thể danh thắng Côn Sơn nói chung và khu vực chùa Côn Sơn nói riêng còn lưu giữ nhiều dấu tích khảo cổ trong lòng đất. Thật hiếm nơi nào trên đất nước ta có một di tích lại chung đúc và hội tụ được các giá trị to lớn về nhiều mặt lịch sử, văn hóa, tôn giáo, khảo cổ và thắng cảnh như Côn Sơn.
Chùa Côn Sơn. |
Hàng năm, tại Côn Sơn thường diễn ra hai lễ hội chính: Lễ hội mùa Xuân từ ngày 15 đến ngày 22 tháng giêng Âm lịch còn gọi là lễ hội chùa Côn Sơn, lễ hội Côn Sơn hay lễ hội chùa Hun, bắt nguồn từ ngày giỗ Trúc Lâm đệ tam Tổ - Huyền Quangvà lễ hội mùa Thu tổ chức từ 15 đến 20 tháng 8 Âm lịch với nghi thức trang trọng cùng các hoạt động văn hóa đặc sắc.
Nhiều thế kỷ đã qua đi, trải biết bao biến cố, Côn Sơn vẫn giữ được màu sắc thanh xuân, tươi mát, u tịch trong màu xanh kỳ diệu của núi rừng. Về với Côn Sơn, du khách sẽ được tận hưởng những phút giây bình an, thư thái giữa không gian xanh mát trong lành, ngắm nhìn thiên nhiên tươi đẹp cũng như chiêm ngưỡng kiến trúc chùa cổ độc đáo đã quyền rũ bao tao nhân, mặc khách xưa nay, như Tiến sĩ thời Hậu Lê là Ninh Tốn (1743-?) trong bài Họa Côn Sơn tự (Họa thơ chùa Côn Sơn) đã cảm xúc viết thành, câu thơ được dịch nghĩa như sau:
"Màn thúy núi giăng niềm tục dứt,Thói hư suối rửa nước xanh tuôn.Ve ran cổ thụ rừng lên nhạc,Hạc luyến cùng sư trà chẳng đun.Dấu vết Phật Tiên khoan hãy nói,Đất trời này hứng ngợp tràn hồn."
Tổng thể ngôi chùa
Chùa Côn Sơn được dựng quay hướng Đông Nam, tổng thể gồm nhiều hạng mục trải dài theo trục Tây Bắc - Đông Nam nằm dưới chân núi, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ.
Mở đầu là một Hồ bán nguyệt lớn, cách một con đường nhựa vừa đủ để đứng từ Tam Quan Ngoại có thể phóng tầm nhìn ra phía trước ôm trọn mặt hồ. Từ Tam Quan Ngoại đi qua hai hàng thông cổ thụ là đến Tam Quan Nội. Trên trục chính của chùa có rất nhiều các hạng mục dàn trải gồm: Tam Quan Nội, Tam Bảo, Nhà Phẩm, Nhà Tổ và Hậu Đường.
Hồ bán nguyệt lớn ở Chùa Côn Sơn |
Các hạng mục này khép kín bởi hai lớp hành lang hai bên, lớp thứ nhất nằm hai bên sân trước, giữa Tam Quan Nội và Tiền Đường. Lớp thứ hai bắt đầu từ Tiền Đường về sau phía nhà Hậu Đường. Tổng thể kiến trúc các hạng mục chặt chẽ với hạng mục chính có mặt bằng chữ "Công" tạo nên một tổng thể kiểu "nội Công ngoại Quốc". Bên phải Hậu Đường, có một cửa hậu dẫn sang khu Tháp mộ sư, nơi chôn cất các sự trụ trì chùa trước kia; trên phần sân trước của chùa còn đặt bốn nhà Bia. Trong tổng thể kiến trúc đồ sộ này chỉ còn các hạng mục như: Tam Quan Nội, Tam Bảo là những công trình kiến trúc gỗ còn giữ được nhiều giá trị, các hạng mục khác được tu sửa, tôn tạo và dựng lại trong thời gian gần đây.
Kiến trúc các hạng mục nhiều giá trị
Tam Quan Nội
Tam Quan Nội có kích thước (12,5x6,8)m, kiến trúc kiểu 3 gian 2 chái, 2 tầng 8 mái. Bộ khung kiến trúc dựng trên bốn hàng chân cột: hai hàng Cột cái (đường kính 0,44m) vươn lên đỡ Vì nóc ở tầng mái tầng trên và hai hàng Cột quân (đường kính cột 0,38m) đỡ các Vì nách ở tầng dưới. Các Vì nóc ở Tam Quan Nội kết cấu kiểu Giá Chiêng - Chồng Rường; liên kết hiên tầng trên là kiểu Bẩy chéo với một đầu ăn mộng qua đầu Cột cái, đầu kia vươn ra đỡ Tàu mái tầng trên. Ở tầng mái dưới, các Vì nách kết cấu kiểu Chồng rường; liên kết hiên kiểu Bẩy chéo vươn ra đỡ Tàu mái tầng dưới.
Nối các đầu Cột với nhau bởi hệ Xà dọc, khoảng cách từ nền tới Xà dọc Cột quân là 3,9m. Nồi Cột cái là ba cấp Xà: Xà thượng cách nền 7,48m, Xà trung cách nền 5,27m và Xà hạ cách 3,96m. Khoảng cách từ nền tới sàn tầng hai là 5,6m, tới
Thượng lương là 8,86m, tới Câu đầu là 7,8m. Hai bên hồi tầng một Tam Quan Nội xây tường gạch, trát vữa, sơn trắng.; đỡ các Kẻ góc là những trụ gạch tiết diện vuông. Cửa ra vào được lắp ở cả ba gian trên hàng cột cái trước với những bộ cửa
Thượng song hạ bản. Trên tầng hai, hai chái bên được bao che bởi các ván gió, hai mặt trước sau để thoáng chỉ có lan can con tiện cao khoảng 0,6m được lắp ở giữa các Cột Quân. Mái Tam Quan Nội được lợp ngói mũi hài; các đầu đao đều có gắn biểu tượng tứ linh.
Tam Bảo
Tam Bảo có mặt bằng chữ "Công" gồm: Tiền Đường, Thiêu Hương, Thượng Điện. Nền của Tiền Đường cao hơn sân trước 1,03m, từ dưới sân có bẩy bậc cấp để lên hiên Tiền Đường. Nền Thiêu Hương cao hơn nền Tiền Đường 0,38m; nền Thượng Điện cao hơn nền Thiêu Hương 0,74m. Nền nhà Tam Bảo được lát gạch bát (0,3x0,3)m kiểu Công mạch.
Tiền Đường có kích thước (26,43x9,16)m, gồm năm gian, hai chái: ba gian giữa, mỗi gian rộng 3,71m; mỗi gian bên tiếp theo rộng 3, Im và mỗi chái rộng 4,55m. Bậc lên xuống được làm ở phía trước ba gian giữa với bẩy bậc cấp bằng đá xanh, hai bên chân đế của nền được trát xi măng. Bộ khung gỗ dựng trên bốn hàng chân Cột: hai hàng. Cột cái (đường kính 0,45m) dựng cách nhau 3,46m và hai hàng Cột quân (đường kính 0,36m) dựng cách Cột cái liền kề 2,1m. Các chân tảng đá đỡ Cột được làm cao nối trên mặt nền khoảng 0,07m, chia thành bốn cấp: cấp dưới cùng là dạng đế dưới vuông, tiếp theo bên trên là cấp thứ hai có mặt hình lục giác và hai cấp trên là hai cấp hình tròn đỡ các chân cột.
Các Vì nóc của Tiền Đường kiểu Giá Chiêng - Chồng Rường, liên kết hiên kiểu Bẩy chéo. Ở Vì nóc kiểu Giá Chiêng - Chồng Rường có hai Trụ trốn đứng trên cật Câu đầu đỡ con Rường thứ nhất; Rường thứ hai và thứ ba bên dưới là Rường cụt, có một đầu ăn mộng vào hai Trụ trốn, đầu kia vươn ra đỡ Hoành mái. Các Vì nách ở Tiền Đường được làm kiểu Cốn - Chồng Rường với ba con Rường chồng khít lên nhau tạo thành Cốn, một đầu ăn mộng vào thân Cột cái, một đầu vươn ra đỡ Hoành mái, thân.
Rường chạm dày đặc các hoa văn trang trí. Ở liên kết hiên ở Tiền Đường là kiểu Bẩy chéo với một đầu ăn mộng qua đầu Cột quân thành Nghé, đỡ dạ Xà nách, đầu kia vươn ra đỡ Tàu mái. Nối các đầu Cột theo hàng dọc là hệ Xà dọc. Khoảng cách từ nền tới Xà dọc Cột cái là 4,36m, tới Xà dọc cột quân là 3,07m. Kiến trúc tòa Tiền Đường chùa Côn Sơn mang phong cách thời Nguyễn.
Cửa ra vào được mở ở mặt trước cả năm gian Tiền Đường, trên hàng Cột quân, với những bộ cửa gỗ kiểu cửa Thượng song, hạ bản. Bộ cửa ba gian giữa có sáu cánh, bộ cửa hai gian còn lại có bốn cánh. Các phần còn lại xây tường gạch bao che được làm cách hàng Cột quân 0 75m; thân tường trát vữa sơn vàng nhạt và được trổ cửa sổ kiểu chữ Thọ bao che, được làm cách hàng Cột quân 0,75m; thân tường trát vữa, sơn vàng nhạt và được trổ cửa sổ kiểu chữ Thọ vuông ở hai chái.
Tiền Đường có bốn mặt mái lợp ngói Di. Chính giữa bờ nóc đặt biển ngạch, trong đắp chữ theo lối Đại tự. Hai đầu bờ nóc có hai Kìm nóc được gắn mảnh sành; khúc nguỷnh đắp con xô (con Náp); các đầu đao cũng được đắp rồng, phượng, vân mây.
Thiêu Hương là tòa ở giữa nối mái Tiền Đường với Thượng Điện có kích thước (9,8x7,47)m, gồm hai gian rộng 2,58m và 2,73m. Bộ khung gỗ được dựng trên bôn hàng chân Cột: hai hàng Cột cái (đường kính từ 0,42m đến 0,45m) dựng cách nhau 3,15m, hai hàng Cột quân (đường kính từ 0,35m đến 0,355m), dựng cách Cột cái liền kề 1,5m. Đỡ cột là các chân tảng hoa sen với phần vòng tròn gương sen đỡ cột, được đặt cao hơn nền khoảng 0,1m.
Các Vì nóc ở Thiêu Hương có kiểu Chồng - Rường -Cọc Báng. Ở kiểu Vì này, Cọc Báng được tạo một đầu ăn mộng vào giữa cật Câu đầu (độ cao cách nền 3,76m), đầu kia vươn lên đỡ Thượng lương (độ cao cách nền 4,95m). Hai bên Cọc Báng những con Rường có một đầu ăn mộng vào Cọc Báng, đầu kia vươn ra đỡ các Hoành mái; các con Rường chồng lên nhau qua Đấu của Trụ tròn ngắn. Các Vì nách ở Thiêu Hương kết cấu kiểu Chồng - Rường với một Trụ trốn ngắn kê trên cật Xà nách (độ cao cách nền 2,63m), đỡ hai con Rường phía trên.
Rường ở Vì nách có một đầu ăn mộng vào thân Cột cái, đầu kia vươn ra đỡ các Hoành mái. Liên kết hiên ở Thiêu Hương là kiểu Bẩy chéo với một đầu ăn mộng qua đầu Cột quân thành Nghé, đỡ dạ Xà nách, đầu kia vươn ra đỡ Tàu mái. Có thể thấy Kết cấu kiểu Vì mái ở Thiêu Hương mang phong cách kiến trúc thời Hậu Lê. Nối các đầu cột ở Thiêu Hương là hệ Xà dọc.
Khoảng cách từ nền tới dạ Xà dọc Cột cái là 3,27m, tới dạ Xà dọc Cột quân là 2,13m. Bao che hai bên Thiêu Hương là tường xây gạch được làm cách Cột quân liền kể 0,5m: thân tường được trổ các ô cửa sổ nhỏ và mở hai cửa đi ngách nhỏ.
Mặt trong tường được trát vừa, sơn vàng nhạt, mặt ngoài tường được ốp đá rối.
Thượng Điện có mặt bằng gần vuông, Kích thước (9,3x9,5)m, gồm một gian hai dĩ, được làm cao hơn nền Thiêu Hương 0,74m, cao hơn nền sân sau 0,9m. Đây là kiểu cấp nền thường gặp ở những ngôi chùa cổ, xây dựng từ trước thế kỷ XVI, như chùa Dâu, chùa Thái Lạc, chùa Bối Khê...
Bộ khung kiến trúc Thượng Điện dựng trên bốn hàng chân Cột với bồn Cột cái có đường kính bằng nhau là 0,455m và bốn Cột quân cũng có đường kính bằng nhau là 0,35m. Vì nóc Thượng Điện kết cấu kiểu Giá Chiêng - Chồng Rường. Ở kiểu vì này, Câu đầu (cao cách nền 4,1lm) được làm nôi hai đầu Cột cái theo hàng ngang; cật Câu đầu đỡ một Rường suốt phía trên; cật Rường suốt đỡ hai Trụ trốn qua Đấu vuông, đỉnh Trụ đội con Rường Bụng Lợn; giữa hai Trụ trốn có lồng Ván Lá Đề, tương tự như kết cấu Vì nóc ở chùa Giám (Hải Dương), mang phong cách kiến trúc đầu thế kỷ XVII. Liên kết hiên Thượng Điện là kiểu Bẩy chéo với một đầu ăn mộng qua đầu Cột quân thành Nghé, đỡ dạ Xà nách, đầu kia vươn ra đỡ Tàu mái. Nối các đầu Cột là hệ Xà dọc, khoảng cách từ nền tới dạ Xà dọc Cột cái là 3,77m, tới dạ Xà dọc Cột quân là 2,25m.
Bao che hai bên hồi Thượng Điện cũng là tường xây gạch, trát vữa như ở tòa Thiêu Hương nhưng được kéo dài, nối với hai Trụ biểu. Bao che ở mặt sau gian giữa Thượng Điện là hệ Vách gỗ được đặt trên một Xà ngưỡng cao khoảng 0,9m. Mặt sau hai chái được trổ hai cửa đi nhỏ hai cánh dẫn ra hiên sau. Hiên sau được làm thấp hơn nền bên trong 0,12m và từ đây có ba bậc dẫn xuống sân sau chùa. Với kiến trúc như vậy, có thể giả thiết ở thời Trần, chùa Côn Sơn chỉ có mặt bằng chữ Nhất, dựng trên nền của Thượng Điện, sang thời Lê và thời Nguyễn, ngôi chùa đã bổ sung thêm các hạng mục Thiêu Hương, Tiền Đường để có tòa Tam Bảo mặt bằng chữ Công như hiện nay.
Bài trí và mỹ thuật tượng
Số lượng tượng ở Tòa Tam Bảo chùa Côn Sơn chỉ có 14 pho tượng. Ở Tiền Đường là 2 Hộ Pháp Kim Cương đứng, một bên là ban Đức Ông, một bên là ban Thánh Hiền như truyền thống.
Tượng Phật tại chùa Côn Sơn. |
Trên ban Tam Bảo, ở chính giữa là tượng A Di Đà rất lớn. Có lẽ do kích thước quá lớn nên trong quá trình bổ sung tượng, pho A Di Đà được đưa đặt ra phía sau cùng để khỏi che tượng khác. Ở hai bên của tượng A Di Đà là 2 pho tượng Phật có cùng phong cách mỹ thuật thế kỷ XVII, có tạo dạng ngực nở đầy đặn, trên đầu có nhục kế và đỉnh tướng hình quả cầu phảng phất nét mỹ thuật Chăm pa. Một pho kết ấn Thiền Định là Ứng Thân Phật, một pho kết ấn Thuyết Pháp là Báo Thân Phật. Tạo hình của tượng Phật ở trước pho A Di Đà cơ bản cũng đồng nhất về niên đại và phong cách mỹ thuật với 2 tượng Ứng Thân và Báo Thân mặc dù đầu không có nhục kế và đỉnh tướng hình quả cầu. Tượng này một tay kết ấn Xúc Địa, một tay cầm bông sen nên có thể đoán định Pháp hiệu là Phật Thích Ca, khi đặt ở chính giữa 3 pho sẽ thành Pháp Thân Phật. Vì vậy có thể đưa ra giả thiết 3 pho này là một bộ tượng Tam Thân hoàn chỉnh.
Bộ 3 tượng được gọi là Báo thân - Ứng thân - Pháp thân Phật (từ trái sang phải), được đặt tại Tam bảo chùa Côn Sơn. Ảnh: Sách Di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Việt trang 30-31.
Phía trước là 2 tượng Bồ tát ngồi hai bên. Ở cấp tượng dưới cùng đặt Phật Thích Ca Niêm Hoa ở chính giữa, 2 thị giả là Ca Diếp và A Nan Đà được đặt tiến lên phía trước ở 2 bên tòa Cửu Long. Như vậy, tượng ở đây được chia làm hai phong cách mỹ thuật rõ ràng. Một là phong cách mỹ thuật thế kỷ XVII như bộ tượng Tam Thân, tượng Bồ tát, hai là phong cách mỹ thuật thế kỷ XIX như tượng A Di Đà, tượng Thích Ca Niêm Hoa, tượng Ca Diếp và A Nan Đà, tòa Cửu Long. Tượng ở Tiền Đường cũng có phong cách mỹ thuật thể kỷ XIX và đậm nét tượng Bảo Hà, một phong cách đặc trưng của xứ Đông