Nằm trên một doi đất bằng phẳng trong thôn Nghi Tàm (xã Quảng An, huyện Từ Liêm xưa) - nay thuộc phường Quảng An (quận Tây Hồ, Hà Nội), chùa Kim Liên (Kim Liên Tự) là nơi thờ Phật vừa thờ Công chúa Từ Hoa. Theo sử sách, Chùa được xây dựng vào khoảng những năm 1128 – 1138 thế kỷ XII dưới thời vua Lý Thần Tông. Chùa Kim Liên có phần móng cũ là cung điện Từ Hoa, do vua Lý Thần Tông thành lập cho công chúa Từ Hoa. Vào thời Trần, chùa có tên là Đống Long & thời Lê mang tên là: “Đại Bi”.
Đến năm 1771, Chúa Trịnh cho tu sửa lại chùa Kim Liên trên diện rộng và đổi tên thành Kim Liên Tự. Đến năm 1792, Vua Quang Trung tiếp tục cho tu sửa, mở rộng chùa; và đến năm 1793 việc trùng tu này được hoàn tất, từ đó ngôi chùa có được diện mạo như hiện tại. Trong khuôn viên chùa có nhiều hiện vật quý, mang đậm giá trị văn hóa lịch sử như: Bia đá dựng năm 1443, chuông đồng, các chi tiết chạm khắc rồng mang đậm văn hóa thời Lý.
Bức tường cổ kính tại chùa Kim Liên đã được đập bỏ, và thay thế hoàn toàn bằng một bức tường xây từ loại gạch được bán rất phổ biến trên thị trường hiện nay. Ngoài ra, nhiều hạng mục khác tại chùa cũng được trùng tu, xây mới lại. |
Bên trong chùa Kim Liên hiện còn lưu giữ không ít pho tượng quý; những pho tượng tại chùa đều mang đẳng cấp điêu khắc thế kỷ XVIII - XIX, mang nhiều điểm giống chùa Tây Phương (Hà Tây)... Cổng Tam quan của chùa Kim Liên được đánh giá là bề thế và độc đáo so với các cổng chùa cùng thời; tại chùa cũng có một tấm bia đá được coi là cổ nhất Hà Nội.
Năm 1962, chùa Kim Liên là một trong số 12 Di tích đầu tiên được công nhận là Di tích lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia. Tuy nhiên, một ngôi chùa cổ chứa đựng những giá trị văn hoá quý báu là vậy không những không được bảo tồn cẩn thận mà hiện lại đang bị “tàn phá” nặng nề bởi việc trùng tu, sửa chữa. Dù đây không phải lần đầu tiên chùa Kim Liên được trùng tu, nhưng việc tu sửa theo kiểu “đập đi xây mới” hoàn toàn này hiện đang vấp phải những ý khiến phản đối gay gắt. Dư luận bức xúc cho rằng, việc trùng tu không đúng cách này không những không bảo tồn được di tích mà đây chính là hành vi huỷ hoại di tích.
Ngoài tường bao, phần mái hiên trên bờ tường cũng được xây dựng lại hoàn toàn mới. |
Theo đó, trung tuần tháng 9/2022, bức tường phía trước cổng chùa Kim Liên đã được tiến hành trùng tu, thay mới hoàn toàn bằng một loại gạch mới; nét cổ kính, nguyên xưa của ngôi chùa cũng vì vậy mà bị phá huỷ, không còn nữa.
Trước đó, bức tường bao tại chùa Kim Liên là bức tường được dựng bằng gạch vồ, đặc biệt hài hòa với Tam quan của chùa – hạng mục vốn từ lâu đã được mệnh danh là một trong những Tam quan chùa đẹp nhất nước ta. Trong đó, cổng chính gồm bốn mái, hai cổng phụ ba mái, với toàn bộ kết cấu gỗ đỡ mái cổng chạm trổ tinh xảo.
Quá trình ghi nhận thực tế cho thấy, việc tu sửa bức tường của chùa Kim Liên được diễn ra rất khẩn trương. Chỉ trong một thời gian ngắn, bức tường cổ kính tại chùa đã được đập bỏ, và thay thế hoàn toàn bằng một bức tường xây từ loại gạch được bán rất phổ biến trên thị trường hiện nay. Bức tường mới xây cao hơn tường cũ khoảng nửa mét, làm thay đổi tỷ lệ với chiếc cổng cổ.
Phần mái ngói cổng chùa và phần mái ngói khu chính điện cũng được trùng tu, xây mới tại nhiều vị trí. |
Hiện tại, chùa Kim Liên không mở cửa đón khách và việc xây dựng hạng mục mới tại chùa đã cơ bản được hoàn tất; bức tường xây mới hiện đang được phủ một lớp bạt kín mít. Bên cạnh đó, chiếc cổng phụ của chùa đã bị tháo dỡ hoàn toàn, thay bằng một cổng gỗ mới cao hơn, rộng hơn. Nhiều hạng mục khác tại chùa Kim Liên như phần mái hiện trên bờ tường cũng được xây dựng lại hoàn toàn mới; còn phần mái ngói cổng chùa phần mái ngói cổng chùa cũng được trùng tu, xây mới tại nhiều vị trí.
Việc bức tường bao bằng gạch mộc tại Di tích quốc gia chùa Kim Liên bị phá dỡ, xây mới hoàn toàn đã phá vỡ sự hài hoà, cổ kính và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan, không gian của Di tích.
Cổng phụ cũ của chùa KimLieen đã bị tháo dỡ hoàn toàn, thay bằng một cổng gỗ mới cao hơn, rộng hơn. |
Trao đổi với báo chí, Thích Đàm Thành, trụ trì chùa Kim Liên cho biết, do bức tường bao đã xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ đổ sập, nên nhà chùa đã thuê thợ đập tường cũ đi và xây tường mới.
Thông tin từ Ban Quản lý Di tích - Danh thắng Hà Nội (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội), ngay khi nhận được thông tin về vấn đề trên, Ban quản lý đã cử cán bộ xuống hiện trường kiểm tra, đề nghị chính quyền địa phương tạm dừng việc thi công, xem xét giải quyết theo thẩm quyền; báo cáo kết quả và đề xuất phương án giải quyết những nội dung vượt thẩm quyền về Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo đúng quy định.
Theo đại diện UBND phường Quảng An, sau khi có thông tin phản ánh và chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội về vụ việc xảy ra tại chùa Kim Liên, UBND quận Tây Hồ cùng UBND phường đã phối hợp với Phòng Văn hóa - Thông tin quận Tây Hồ tiến hành lập biên bản về việc nhà chùa xây lại tường rào ở vị trí hai bên cạnh cổng Tam quan chưa có sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền.
Hiện tại, chùa Kim Liên không mở cửa đón khách và việc xây dựng hạng mục mới tại chùa đã cơ bản được hoàn tất. |
Còn theo đại diện UBND quận Tây Hồ, trước đó, chính quyền địa phương đã hướng dẫn nhà chùa lập hồ sơ gửi các cơ quan chức năng để đề nghị được sửa chữa, tu bổ lại chùa. Tuy nhiên, khi hồ sơ chưa kịp hoàn thiện, thì nhà chùa đã tự ý tiến hành thi công, với lý do đang trong mùa mưa bão, bức tường đã xuống cấp, có nguy cơ mất an toàn. Hiện tại, quận Tây Hồ đang tiếp tục làm việc với các bên có liên quan và yêu cầu những người đứng đầu chùa Kim Liên phải khôi phục nguyên trạng lại bức tường bao ở chùa.
“Trụ trì chùa Kim Liên lý giải vì lo ngại bức tường bao có nguy cơ đổ sập trong bối cảnh nhiều người dân tìm đến chụp ảnh nên đã thuê thợ đập, xây tường mới dù hồ sơ đang đợi sự chấp thuận của cơ quan chức năng”, đại diện UBND quận Tây Hồ trả lời báo chí.