Độc đáo kiến trúc gỗ không dùng đến đinh trong ngôi chùa cổ ở Nhật Bản

Độc đáo kiến trúc gỗ không dùng đến đinh trong ngôi chùa cổ ở Nhật Bản

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chùa Kiyomizu-dera (Âm Vũ Sơn Thanh Thuỷ tự) ở Nhật Bản có phần hiên gỗ bề thế không sử dụng một cây đinh nào, thay vào đó là kỹ thuật khắc gắn phức tạp.

Không chỉ nổi tiếng linh thiêng mà ngôi chùa này còn hút khách bởi phong cảnh hữu tình với bốn bề non nước. Chùa Thanh Thủy hay còn gọi là chùa Kiyomizu nằm ở lưng chừng núi Otowa, thuộc cố đô Kyoto, Nhật Bản, được xây dựng từ năm 778.

Độc đáo kiến trúc gỗ không dùng đến đinh trong ngôi chùa cổ ở Nhật Bản ảnh 1

Thanh Thủy, ngôi chùa mang đậm tinh hoa văn hóa của cố đô Kyoto.

Trải qua nhiều lần cháy, hư hỏng kèm theo những thay đổi của thời gian, nơi đây đã không còn giữ được trọn vẹn kiến trúc nguyên sơ như thuở ban đầu. Vào năm 1633, chùa Thanh Thủy đã được tiến hành phục dựng và gìn giữ dáng vẻ đó cho đến tận ngày hôm nay.

Độc đáo kiến trúc gỗ không dùng đến đinh trong ngôi chùa cổ ở Nhật Bản ảnh 2

Cổng chính vào chùa Thanh Thủy.

Thanh Thủy Tự được xây chủ yếu bằng gỗ, không sử dụng một chiếc đinh nào trong toàn bộ cấu trúc của chùa. Được biết, chánh điện được xây dựng bằng phương pháp xây dựng truyền thống của Nhật Bản là "Kakezukuri".

Độc đáo kiến trúc gỗ không dùng đến đinh trong ngôi chùa cổ ở Nhật Bản ảnh 3

Điểm đặc biệt của phương pháp này là những thanh gỗ được nối với nhau theo kiểu mắt cáo.

Theo người dân địa phương, tên gọi Kiyomizu-dera hay Thanh Thủy bắt nguồn từ 3 dòng nước trong lành chảy từ con thác Otowa. Thánh nhân Enchin - người có công sáng lập và cho xây dựng ngôi chùa đã tu hành khổ hạnh dưới dòng thác chảy này.

Độc đáo kiến trúc gỗ không dùng đến đinh trong ngôi chùa cổ ở Nhật Bản ảnh 4
Du khách có cảm giác như thấy một ngôi chùa treo trên không

Người ta cho rằng, 3 dòng nước chảy từ thác Otowa là 3 dòng nước thiêng, tượng trưng cho Trường thọ - Tình duyên – Thành đạt. Vì vậy, rất nhiều người tìm đến chùa Thanh Thủy để chiêm bái và uống nước ở đây với hi vọng vận may sẽ đến với mình.

Độc đáo kiến trúc gỗ không dùng đến đinh trong ngôi chùa cổ ở Nhật Bản ảnh 5
Nhiều người tìm đến chùa Thanh Thủy để chiêm bái và uống nước ở đây với hi vọng vận may sẽ đến với mình

Đến Thanh Thủy Tự, bạn sẽ qua cổng chính vào chùa có tên là Niomon (Cổng Nhị Vương), mới được xây dựng lại vào năm 2003.

Cổng Nhị Vương được sơn đỏ, màu sắc tượng trưng cho sự linh thiêng ở Nhật Bản, càng làm nổi bật kiến trúc của Thanh Thủy Tự.

Độc đáo kiến trúc gỗ không dùng đến đinh trong ngôi chùa cổ ở Nhật Bản ảnh 6
Bên trong Thanh Thủy Tự

Càng đi sâu vào trong bạn sẽ bắt gặp những rặng cây chuyển màu theo mùa, chủ yếu cây maple và anh đào cùng những bậc thang rêu phong và những mái hiên lớn nhô ra giữa tán lá khổng lồ, làm nên nét đặc trưng rất riêng của ngôi chùa này.

Độc đáo kiến trúc gỗ không dùng đến đinh trong ngôi chùa cổ ở Nhật Bản ảnh 7
Những bậc thang rêu phong tăng thêm vẻ cổ kính của Thanh Thủy Tự

Ngoài ra, điểm ấn tượng nhất của chùa nằm ở khu vực chính điện được gọi là vũ đài Kiyomizu. Nơi này được xây dựng bằng 410 miếng gỗ, với tổng diện tích là 190㎡ và cao 13m.

Nơi đây cũng là khu vực được dùng để biểu diễn những buổi biểu diễn âm nhạc truyền thống như Noh và Kabuki, và để thờ vị thần từ bi hỉ xả.

Độc đáo kiến trúc gỗ không dùng đến đinh trong ngôi chùa cổ ở Nhật Bản ảnh 8
Theo người dân địa phương, tên gọi Kiyomizu-dera hay Thanh Thủy bắt nguồn từ 3 dòng nước trong lành chảy từ con thác Otowa.

Từ đây, du khách có thể tận mắt chiêm ngưỡng cảnh đẹp của cố đô Kyoto và ngắm nhìn không gian lấp lánh, huyền ảo lúc lên đèn hay thỏa thích đường phố Kyoto ngay bên dưới.

Thanh Thủy Tự được coi là một "viên ngọc linh thiêng" của xứ Phù Tang bởi giá trị đặc biệt của ngôi chùa lâu đời, chùa đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1994.

Độc đáo kiến trúc gỗ không dùng đến đinh trong ngôi chùa cổ ở Nhật Bản ảnh 9
Để đến chùa Thanh Thủy sẽ đi qua một con dốc khá dài và nổi tiếng.

Nhiều du khách chia sẻ, họ đã từng đến Thanh Thủy Tự vài lần, mỗi mùa, cảnh vật nơi đây mang một sắc thái riêng.

Tuy nhiên, chùa Thanh Thủy đẹp nhất vẫn là vào mùa xuân bởi lúc này những gốc anh đào sẽ thi nhau nở rộ, vẽ ra trước mặt một khung cảnh mộng mơ và nên thơ như lạc vào chốn thần tiên.

Độc đáo kiến trúc gỗ không dùng đến đinh trong ngôi chùa cổ ở Nhật Bản ảnh 10
Lá chuyển mùa tạo nên bức tranh sinh động.

Mùa xuân cũng là thời điểm mà rất đông du khách ghé thăm chùa Kiyomizu-dera để ngắm hoa, cầu bình an và ghi lạinhững khoảnh khắc đáng nhớ đầu năm mới.

Tin cùng chuyên mục