Chứng minh, tham dự Hội thảo có Đức Phó Pháp chủ HĐCM - Trưởng lão Hoà thượng Viên Minh; HT. Thích Thiện Tâm - Phó Chủ tịch HĐTS; HT. Thích Giác Toàn - Phó Chủ tịch HĐTS, Viện trưởng Viện NCPH Việt Nam; HT. Thích Thiện Thống - Phó Chủ tịch HĐTS; Chư tôn đức Phó Viện trưởng Viện NCPH Việt Nam: HT. Thích Tâm Đức; HT. Thích Phước Cẩn; TT.
Hòa thượng Thích Thiện Thống truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Tri sự. |
Phát biểu chỉ đạo dịp này, thay lời Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, HT. Thích Thiện Thống nêu bật 05 ý tưởng để các nhà nghiên cứu cùng đào sâu ý nghĩa, giá trị và ứng dụng thực tiễn của Vipassana góp phần làm sáng tỏ hướng đi chánh đạo mà Đức Phật đã trao truyền trong Kinh điển Pali: Tăng cường các nghiên cứu hiện đại về Vipassana. Định vị giá trị của Thiền Vipassana trong đời sống hiện đại. Gắn kết lý thuyết và thực hành Vipassanā vào đời sống. Thúc đẩy nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về Vipassana. Nâng cao nhận thức cộng đồng về Thiền Vipassana.
Hòa thượng Thích Thiện Tâm phát biểu tham luận. |
Dịp này, HT. Thích Thiện Tâm đánh giá cao ý nghĩa học thuật mà Hội thảo mang lại. Theo đó, Hội thảo này không chỉ mang lại cơ hội học hỏi và chia sẻ kiến thức, mà còn là lời kêu gọi hành động để thiền Vipassana lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng.
Trưởng lão Hòa thượng Viên Minh ban đạo từ. |
Tán dương các Phật sự vừa qua của Viện NCPH Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Thiền học Nam truyền, Trưởng lão Hòa thượng Viên Minh mong muốn Hội thảo sẽ là diễn đàn thúc đẩy sự phát triển thiền học Nam truyền trong thời gian tới đây, qua đó tô đậm thêm những giá trị siêu việt của nền thiền học đặc sắc này.
Trước khi phiên khai mạc kết thúc, hội chúng được lắng nghe 02 tham luận đầu tiên của TT. Giác Trí - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thiền học Nam truyền và TT. Thích Trí Chơn - Phó Giám đốc Thường trực Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thiền học Nam truyền.
Sau phiên khai mạc, Hội thảo chính thức đi vào các phiên thảo luận chuyên đề với 04 chủ đề chính, qua đó mở rộng nội hàm vốn rất đa dạng của Thiền học Nam truyền Vipassana.