Công ước năm 2005 cũng nhấn mạnh: “đa dạng văn hoá tạo nên một thế giới giầu có và đa dạng, làm tăng sự lựa chọn và nuôi dưỡng khả năng giá trị con người,... là sự phát triển của các cộng đồng, con người và dân tộc".
Mặc dù có sự kế thừa và truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác, song sự biến đổi tiếp thu lựa chọn, thông qua quá trình tiến hoá và giao lưu, tiếp xúc, của người làm chủ lựa chọn. Chuyển biến từ các thành tố văn hoá có sẵn thích ứng với bối cảnh tự nhiên.
Một nền văn hoá có liên quan chặt chẽ lẫn nhau, nhưng cũng không thể so sánh văn hoá xưa và nay, bởi mọi sự so sánh đều là khập khiễng và sai lệch về mặt thời gian lẫn bối cảnh.
Trong không gian văn hoá tâm linh sản sinh ra mặt tích cực không thể phủ nhận trong đời sống cộng đồng, đó là tính nhân văn, đạo Đức. Điều đó là sợi dây kết nối cho sự ràng buộc lưu giữ truyền thống, giáo dục lòng nhân ái, vị tha, ý thức hướng thượng, hướng thiện cho cộng đồng dân cư.
Như vậy văn hoá bao gồm tổng thể những thành tựu của con người, từ vật chất tới tinh thần, một sự phối hợp hài hoà trong không gian văn hoá tâm linh cũng là những nét văn hoá độc đáo và sáng tạo.
Sự sáng tạo trong không gian văn hoá, không chỉ mang tính nhân bản gìn giữ không gian văn hoá tâm linh với truyền thống văn hoá tôn giáo, còn là nơi thể hiện sâu sắc lòng vị tha, khoan dung và triết lý nhân bản. Một ngôi chùa của thế kỷ XXI khác với một ngôi chùa của thế kỷ XIV.
Vì vậy mỗi người chúng ta đều được sống với bản sắc văn hoá dân tộc mình. Vừa được tiếp xúc với nhiều nền văn hoá khác nhau, nên cũng cũng tiếp nhận được đề xướng khoan dung.
Tạo ra ý thức tôn trọng những khác biệt của người khác trong phạm vi đạo Đức cho phép, cũng chính là tôn trọng sự khác biệt của chính ta. Cho chính một loài người luôn sống trong bình đẳng, trong hữu nghị mà không bị một khuân phép sáo rỗng nhất định nào ràng buộc.
Theo cách nói hiện đại của Claude Villereuve (Tạp chí người đưa tin UNESCO, số tháng 11 - 1991) thì kiến thức ngày càng chuyên môn hóa và manh mún giữa những cá nhân rất tài giỏi về một lĩnh vực, nhưng lại hầu như ngu dốt trong các kiến thức khác!
Chúng ta thấy rằng thăng hoa trong đời sống tinh thần, là điều mà bất cứ một con người nào trong chúng ta cũng mong muốn, tinh thần cũng là một trong những đời sống văn hoá có ý thức mà con người luôn mong muốn nhận được sự bình an và an lành nhờ thông qua sự thiện lành có ý thức, điều đó được gọi là văn hoá. Những thứ thuộc về bản năng, không có sự luyện tập, kiềm chế, nhận thức đúng đắn mà đức Phật gọi là chính kiến thì điều đó không hề thuộc về bất cứ một loại văn hoá nào.
Trong mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau sẽ có sự tác động lịch sử bởi người Tăng sĩ khác nhau, nhưng giá trị cao nhất vẫn là tâm linh và sự linh thiêng từ văn hoá vật chất, tới văn hoá tinh thần, văn hoá xã hội tác động nên.
Văn hoá tâm linh không nhận được sự sự quan tâm cũng như nghiên cứu của giới học thuật trước đây, vì vậy sự hiểu biết về tâm linh cũng như không gian văn hoá tâm linh với nhiều khoảng trống, cũng như coi là hiện tượng lạ khi thất bất cứ một biểu tượng mới nào của Phật giáo xuất hiện, một kiểu phản ánh theo làn sóng dư luận, thì xét cho cùng cũng không có tính quy luật nhất định.
Để dẫn dắt con người thế giới của tôn giáo của tâm linh cũng chính là những hiện tượng lạ mà khoa học không giải thích, hay chứng minh được, hoặc một thực thể vật chất nào đó mà họ nhìn đấy được cho là thực dụng. Nhưng về cơ bản không gian văn hoá tâm linh là nơi, thiết lập thứ hai sau gia đình đưa con người về nguồn cội của đạo Đức căn bản, của chân, thiện, Mỹ mà con người muốn hướng tới.
Và với chất liệu của khoa học, hiện thực chính là giải quyết nhu cầu sống đơn giản nhất của con người, về bản thân, về chính cái thế giới của mình đang sống đang quan tâm để được gọi là chung tay bảo tồn về một đạo lý làm người tốt bụng.
Tất cả những linh vật cũng chỉ là những biểu tượng tình thần mà con người sáng tạo ra, trong trang web Địa Lý Lạc Việt – Danh Sách Linh Vật Việt Nam (tổng hợp mẫu mới nhất) – thực chất cũng là một bài "public relations" (PR) cho linh vật chống cháy nổ (si vẫn chống hỏa tại - một hình thức lồng ghép quảng cáo phong thủy cao cấp). Như vậy sự sáng tạo này là tổng hoà do con người sáng tạo ra.
Văn hoá tâm linh là một bộ phận hợp thành văn hoá của nhân loại, là sự hội tự của tính thiêng liêng, linh ứng và sự hợp chuẩn của tính từ bi bác ái. Đó cũng là một trong những dấu hiệu đặc thù của tâm linh tôn giáo khác với tâm linh mê tín.
Ý nghĩa khoa học của vấn đề là ở chỗ, văn hóa tâm linh là một bộ phận của văn hóa nhân loại nên sẽ có đày đủ những đặc trưng của văn hóa. Nhưng văn hóa tâm linh lại là một dạng thức của văn hóa nên bên cạnh cái chung, cái riêng còn có cái đơn nhất để khẳng định sự tồn tại hợp lý của nó.
Cái linh thiêng tạo ra văn hóa tâm linh và đến lượt nó văn hóa tâm linh làm cho cái linh thiêng trở thành cái của xã hội, cái của nhân văn.
Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Thích Tâm Minh