Sau khi quy y, Phật tử có cần mặc áo tràng khi đi chùa không?

Sau khi quy y, Phật tử có cần mặc áo tràng khi đi chùa không?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Áo tràng là “pháp phục” của hàng cư sĩ, nhằm tề chỉnh uy nghi, giúp tăng thêm sự trang nghiêm, thanh tịnh và thăng hoa tâm linh. Hầu hết các Phật tử khi đến chùa tham dự các khóa lễ đều mặc áo tràng.

Trong buổi trả lời vấn đáp về ý nghĩa chiếc áo tràng, Thầy Thích Pháp Hòa có chia sẻ như sau: Sau khi quy y Tam Bảo mình chính thức trở thành Phật tử, để cho trang nghiêm thân tướng của một người Phật tử, cho nên chúng ta đã tạo ra một chiếc áo, gọi là áo tràng. Chữ “tràng” nghĩa là áo dài, phát âm từ chữ “trường”. Chúng ta mặc chiếc áo dài là để che đi thân tướng của mình, đôi khi mình mặc một bộ đồ bên trong không được kín đáo, mặc chiếc áo tràng vào sẽ làm trang nghiêm Pháp phục. Áo tràng có màu lam, màu của nhang khói hiền hòa, khi mặc áo tràng vào nhằm nhắc nhở chúng ta phải nhẫn nhục, đồng thời áo tràng cũng là phương tiện thúc liễm thân tâm.

Ngoài ra, việc mặc áo tràng khi vào chùa còn thể hiện sự bình đẳng, đồng thời hình thức khi tụng kinh là chúng ta không ngồi trên ghế, để trang nghiêm thân tướng khi ngồi tụng kinh, chúng ta mặc áo tràng, nhờ vạt áo tràng che thân tướng không đẹp khi ngồi của mình lại.

Áo tràng còn tượng trưng cho giới mà chúng ta đã thọ, vì chiếc áo tràng được thiết kế phía trước có hai vạt nối lại, bên trong có vạt ngắn, phía sau có thêm hai vạt nối nữa là năm vạt, năm vạt là tượng trưng cho năm giới mà chúng ta đã thọ. Cổ áo được cắt và may tròn trĩnh, bên trong có lót miếng vải vuông để nhắc nhở chúng ta là Phật tử phải sống cho vuông tròn.

Nói chung, áo tràng là “pháp phục” của hàng cư sĩ, nhằm tề chỉnh uy nghi, giúp tăng thêm sự trang nghiêm, thanh tịnh và thăng hoa tâm linh. Hầu hết các Phật tử khi đến chùa tham dự các khóa lễ đều mặc áo tràng.

“Áo này mặc, nút này gài

Thiện tâm gìn giữ, đêm ngày chẳng lơi”

Tin cùng chuyên mục