Các cơ sở bao gồm: chùa Giác Quang, chùa Phổ Quang, tịnh xá Lộc Uyên, Dòng Thánh Phao-lô Thiện Bản, Hội dòng Mến Thánh giá Đà Lạt, Hội dòng Mến Thánh giá Tân Việt, thánh tịnh Đại Thanh, tịnh xá Ngọc Đức, Cộng đồng Đa Minh Savico Cầu Bông, giáo xứ Mỹ Hòa, giáo xứ Bùi Môn, giáo xứ Tân Thạnh Đông.
Đây là đợt trao sổ hồng cho các cơ sở tôn giáo lần thứ 3 trong năm 2023. Trước đó, trong tháng 8 và tháng 10, Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố đã trao 36 sổ hồng cho các cơ sở tôn giáo. Tính từ năm 2005 đến nay, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, đã có 800 sổ hồng được cấp cho các tổ chức tôn giáo, với diện tích hơn 02 triệu m2.
Theo thống kê của Ban Tôn giáo Thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đăng ký của các cơ sở tôn giáo, hiện nay, còn khoảng 2.000 cơ sở tôn giáo chưa được cấp sổ hồng, với diện tích 1.078.684m2.
Việc hồ sơ cấp sổ hồng đất cơ sở tôn giáo còn nhiều là do nguồn gốc, pháp lý đất đai, từng khu đất, từng cơ cở qua các giai đoạn, các thời kỳ, cần được tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị liên quan, để áp dụng đúng quy định của pháp luật.
Đại diện 30 cơ sở tôn giáo nhận sổ hồng dịp tháng 8/2023 |
Theo kế hoạch, trong năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tăng cường hơn nữa công tác cấp sổ hồng cho các tổ chức tôn giáo, trên cơ sở làm tốt công tác phối hợp giữa Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố với UBND các quận, huyện, thành phố Thủ Đức, các cơ sở tôn giáo, nhằm tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ cấp sổ hồng.
Thành phố cũng đề nghị các tổ chức tôn giáo chủ động kê khai, đăng ký đất đai để được công nhận và cấp sổ hồng theo quy định của Luật Đất đai.
Cùng với đó, UBND các quận, huyện, thành phố Thủ Đức lập danh sách các tổ chức tôn giáo, các tổ chức chưa được cấp sổ hồng; hướng dẫn tổ chức tôn giáo kê khai, đăng ký đất đai để được công nhận và cấp sổ hồng; phối hợp với UBND các phường, xã rà soát hiện trạng sử dụng đất, báo cáo nguồn gốc đất, việc quản lý sử dụng đất…