Rủi ro khi mua ô tô cũ có đồng hồ ODO sai thực tế

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Không chỉ ảnh hưởng tới trải nghiệm và số tiền nhiều hơn phải bỏ ra để mua một chiếc xe có quãng đường di chuyển nhiều hơn đồng hồ ODO thể hiện, các chủ xe khi mua phải những chiếc xe bị "tua" ODO còn đối mặt với nhiều rủi ro tiềm tàng, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng.

Rủi ro khi mua ô tô cũ có đồng hồ ODO sai thực tế

Thực tế tại thị trường ô tô cũ Việt Nam, việc mua phải một chiếc xe ô tô đã qua sử dụng có số ki-lô-mét di chuyển nhiều hơn so với con số được thể hiện trên đồng hồ công-tơ-mét (ODO) của xe không phải là hiếm, hành vi "tua ODO" đã nhiều lần bị phát hiện và phanh phui.

Lấy ví dụ trong vụ việc chiếc Honda City phiên bản TOP 2017 bị phát hiện "tua" ODO gần đây. Theo khách hàng phản ánh, sau khi hoàn tất thủ tục mua bán chiếc xe kể trên với ODO hơn 66.000km tại Anycar - đơn vị mua bán ô tô cũ có tiếng tại Hà Nội, người này mang chiếc Honda City của mình đến đại lý chính hãng Honda để kiểm tra thì phát hiện lần gần nhất xe được bảo dưỡng chính hãng, số ki-lô-mét được ghi nhận đã lớn hơn gần gấp 3 lần con số đang được hiển thị trên xe.

Rủi ro khi mua ô tô cũ có đồng hồ ODO sai thực tế ảnh 1

Thông tin về chiếc Honda City TOP 2017 tại Anycar Việt Nam

Rủi ro khi mua ô tô cũ có đồng hồ ODO sai thực tế ảnh 2

Lịch sử bảo dưỡng của chiếc Honda City TOP 2017 ghi nhận tại đại lý Honda

Đối với những chủ xe không may mắn mua phải chiếc xe bị "phù phép" bằng hình thức trên, trước tiên phải đối mặt với bất lợi về mặt tài chính, bởi lẽ những chiếc xe có số quãng đường lăn bánh càng nhiều thì thường có mức giá càng rẻ so với những chiếc xe còn mới.

Tiếp theo đó là rủi ro liên quan đến an toàn trực tiếp của người ngồi trên xe. Đồng hồ ODO ngoài tác dụng thông báo cho người dùng biết về quãng đường đã di chuyển được còn có chức năng giúp người sử dụng theo dõi, giám sát thời điểm cần mang xe đi bảo dưỡng, cũng như các công việc cần làm trong các đợt bảo dưỡng tương ứng.

Rủi ro khi mua ô tô cũ có đồng hồ ODO sai thực tế ảnh 3

Lịch bảo dưỡng định kỳ xe ô tô Honda, áp dụng với Honda City và 1 số mẫu xe khác

Dựa trên tài liệu hướng dẫn lịch bảo dưỡng định kỳ của Honda có thể thấy, rõ ràng chiếc xe lăn bánh 66.000km sẽ có chất lượng tốt hơn và yêu cầu bảo dưỡng ít hơn nhiều so với chiếc xe lăn bánh hơn 180.000km.

Rủi ro khi mua ô tô cũ có đồng hồ ODO sai thực tế ảnh 4

Ở các cấp bảo dưỡng thấp hơn, nhiều chi tiết chỉ yêu cầu ở mức kiểm tra, hiệu chỉnh (nếu cần), trong khi đó với xe đã sử dụng nhiều, chủ xe sẽ cần phải thay thế để đảm bảo hoạt động an toàn của xe. Việc không biết chính xác tình trạng hoạt động của xe sẽ khiến chủ xe hoặc thậm chí nhân viên kỹ thuật bỏ qua những hạng mục cần thiết này, từ đó gây nguy cơ mất an toàn trong quá trình sử dụng.