Ảnh minh hoạ.

Hiện tượng vong nhập có thật hay không?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Lần tìm trong kinh điển, Đức Phật có nói đến ma nhập (chính xác là ác ma nhập). Kinh Trung bộ (kinh Phạm Thiên cầu thỉnh, số 49), Phật dạy: Này các Tỷ-kheo, rồi Ác ma nhập vào một Phạm thiên quyến thuộc và nói với Ta như sau: Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chớ có can thiệp vào đây! Chớ có can thiệp vào đây!

Đức Phật Thích Ca có nói đến vấn đề vong hoặc vong linh và vong nhập trong Kinh tạng Nguyên thủy (Pali) hay không?

Kinh Phật có nói đến vong linh! Kinh Tăng chi bộ (chương 4 pháp, phẩm Bánh xe, phần Udàyi), Phật dạy: Hoặc tại lễ tế đàn/ Hoặc tín thí vong linh/ Tế vật cúng xứng đáng/ Tế lễ tâm hoan hỷ/ Hướng đến ruộng phước lành. Kinh Tăng chi bộ (chương 4 pháp, phẩm Nghiệp công đức, phần Bốn nghiệp công đức), Phật dạy: Vị ấy tổ chức 5 loại lễ hiến cúng; hiến cúng cho bà con, hiến cúng cho khách, hiến cúng cho các vong linh quá khứ, hiến cúng cho vua, hiến cúng cho chư Thiên. Kinh Tiểu bộ (Chuyện Ngạ quỷ, phẩm 1- phẩm Con rắn, Chuyện Ngạ quỷ ngoại bức tường - Tirokuddapeta), Phật dạy: Bên kia thế giới các vong linh/ Nhờ vật cúng dường để dưỡng sinh…/ Ðây là nghĩa vụ của thân nhân/ Tôn trọng vong linh, đã cúng dâng.

Xét theo từ nguyên và ngữ cảnh, vong linh đây chính là những chúng sinh trong loài ngạ quỷ đói khổ (được bố thí) cùng với một số loài quỷ thần (được hiến tế).

Lần tìm trong kinh điển, tuy chưa thấy cụm từ vong nhập nhưng Đức Phật có nói đến ma nhập (chính xác là ác ma nhập). Kinh Trung bộ (kinh Phạm Thiên cầu thỉnh, số 49), Phật dạy: Này các Tỷ-kheo, rồi Ác ma nhập vào một Phạm thiên quyến thuộc và nói với Ta như sau: Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chớ có can thiệp vào đây! Chớ có can thiệp vào đây!

Kinh Tương ưng bộ I (chương 2, Tương ưng Thiên tử), Phật dạy: Rồi Ác ma nhập vào Thiên tử Vetambarì nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn.

Theo Phật giáo Tạng truyền, thần thức sau khi thoát ra khỏi thi thể gọi là thân trung ấm. Tuổi thọ của thân trung ấm trung bình là 7 ngày (sơ thất). Thân trung ấm này chết đi tái sanh làm thân trung ấm khác, tối đa khoảng 7 lần (chung thất) thì tìm được cảnh giới tái sanh.

Riêng trường hợp cực ác hay cực thiện, sau khi chết không trải qua thân trung ấm mà lập tức sanh vào đường ác hay sanh lên các cõi trời.

Phật giáo cũng ghi nhận việc “vong dựa, nhập” này, vì nó hiện hữu trong thực tế, nhưng có cách lý giải riêng. Nghĩa là sau khi thân trung ấm đã đầu thai vào một loài nào đó, đặc biệt là một số chúng sanh trong loài ngạ quỷ, nhờ vào những nhân duyên đặc biệt có thể tiếp cận người thân để thọ dụng các cúng phẩm hay báo mộng xin người thân làm phước để cứu độ.

Như vậy, hiện tượng ma nhập đã được Thế Tôn nói đến trong kinh điển. Và như thế, vong nhập là vấn đề mà chúng ta có cơ sở kinh điển để y cứ và không tùy tiện phủ nhận một cách cảm tính về sự hiện hữu của nó. Cõi chúng ta sống là “thế giới đan xen” nên chúng ta sống chung với các loài khác trong cõi vô hình là chuyện bình thường. Người Phật tử hãy kệ kinh khai thị, làm phước rồi hồi hướng cho họ, mong họ được no đủ và mau siêu thoát.

Tin cùng chuyên mục