Lễ Phật là hành động rèn luyện sự tự giác

Lễ Phật là hành động rèn luyện sự tự giác

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Có người cứ nghe nói đến việc “Lễ Phật” bèn bài xích là hành động mê tín, chứ thật ra đối với ý nghĩa của chữ Phật và đạo lý “Lễ bái” hoàn toàn chẳng hiểu gì nên mới ngộ nhận như thế .

Lễ Phật nào phải là sùng bái, van vái thần minh bên ngoài một cách mù quáng, mà chính là một hành vi hợp lý, đúng đắn, có tiềm năng thâm nhập, khai phát tự tánh nội tại. Lễ bái chẳng những giúp cho thân, tâm khang kiện, mà còn có thể giúp ta huấn luyện năng lực giác chiếu cao cấp. Nếu bàn đến tác dụng “Khiến tâm vui vẻ, sảng khoái, an định” thì lễ bái cũng là cách hưởng thụ pháp lạc cao quý. Nếu đã có thể tin tưởng vào lời giải thích căn bản trên thì không ai lại chẳng tán thành, đề cao hoạt động thân, tâm, tinh thần ưu tú này.

Cách lễ Phật đúng pháp

Có nhiều phương thức biểu đạt sự lễ kính sai khác. Do mỗi quốc gia có một nền văn hóa sai khác nên phương thức biểu đạt lễ kính cũng phải sai khác. Chẳng hạn như: Nước thì chắp tay, nước thì khom mình, có nước cúi đầu để biểu đạt ý lễ kính. Tại Tây Tạng, thường dùng phương thức “Đại lễ bái” để lễ Phật. Thậm chí ngay nơi lúc trời Ðông tuyết đọng, họ vẫn kiền thành rạp lạy toàn thân, nằm mọp xuống đất, hai tay hướng thẳng về trước, ép sát xuống đất.

Tại Ấn Ðộ, có chín phương thức biểu đạt sự lễ kính, gọi là “Thiên Trúc cửu nghi”:

1. Mở lời thưa hỏi.

2. Cúi đầu biểu thị sự cung kính.

3. Giơ tay lên cao vái chào.

4. Chắp tay đặt ngang ngực.

5. Co gối (Ấn Ðộ coi phía phải tượng trưng cho chánh đạo, vì thế trong kinh thường thấy nói “Trật áo vai hữu, gối phải chấm đất, gối trái dựng thẳng lên” để biểu thị sự lễ kính).

6. Quỳ thẳng (hai gối cùng đặt sát đất, mũi bàn chân chạm đất).

7. Bàn tay và gối cùng chạm đất.

8. Ngũ luân cùng gập lại (ngũ luân còn gọi là ngũ thể) tức là đầu, hai gối, hai tay thảy đều cong lại

9. Ngũ thể đầu địa (năm vóc gieo xuống đất) là cách lễ kính cao nhất, còn gọi là “Đảnh lễ”, “Đầu diện lễ”, “Tiếp túc lễ”; hàm ý: Dùng phần cao nhất trong thân ta là đầu mặt chạm đất để kính lễ, ôm lấy chân người nhận lễ. Cách này còn gọi là “Ngũ luân đầu địa” vì đầu, hai tay, hai gối đều chạm đất.

Chín cách lễ bái trên liệt kê theo thứ tự từ khinh đến trọng (chép theo sách Ðại Ðường Tây Vực Ký).

Tin cùng chuyên mục