Nhân duyên con người dưới góc nhìn của Đạo Phật

Nhân duyên con người dưới góc nhìn của Đạo Phật

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong cuộc đời mỗi con người, không ai là vô duyên vô cớ mà xuất hiện cả; sự xuất hiện của mỗi người đều có nguyên do, đều đáng được cảm kích.

Không ai là vô duyên vô cớ xuất hiện trong cuộc đời của mỗi con người chúng ta cả, sự xuất hiện của mỗi người đều có nguyên do, đều đáng được cảm kích.

Mọi thứ bắt đầu từ duyên phận, kết thúc cũng lại do duyên phận. Khó có ai trong đời chưa một lần thốt lên cái câu quen thuộc: “Thôi thì cái duyên cái số”, hay “Duyên phận đã định rồi”.

Có phải thực sự duyên phận đã được trời định rồi hay không, hay tất cả là do con người tự tạo? Khi đầy yêu thương, người ta thường nói "có duyên" để tìm cơ hội gần gũi. Lúc đã cạn tình cảm, người ta lại nói "hết duyên" để lấy cớ dứt tình.

Trong sự tái sinh luân hồi, duyên sẽ tồn tại, nhân - quả ân oán đời trước sẽ theo duyên này đến đời sau. Thực ra gặp gỡ được nhau thì đúng là thiên duyên, còn vui hay buồn, hợp hay tan, gần hay xa, đi hay ở, nắm hay buông, nâng lên hay đặt xuống, đón nhận hay chối bỏ, phải chăng đều là do trần định, đều nằm trong chính nhân thế lòng người.

Mỗi con người cũng chỉ là người khách qua đường trong cuộc đời của người khác, chỉ có thể cùng người khác đi cũng chỉ một đoạn đường đời. Điều đó chính là tính hữu hạn mà bạn cho được người khác, vậy thì làm sao có thể mong cầu người khác cho đi sự vô hạn được?”

Mười năm, hai mươi năm hay một trăm năm của một đời người, cũng chỉ là một đoạn đường. Chúng ta chỉ có thể có duyên cùng đi với nhau chỉ một đoạn nào đó thôi, đừng nhầm lẫn cố chấp, sở hữu.

Khoảnh khắc hiếm hoi nào còn duyên, có được, chúng ta nên quan tâm, cho ra hơn là nghĩ người khác phải tuân thủ theo kiểu của mình. Như thế, sẽ không bị nhận hiểu sai lầm, biết tôn trọng và giúp đỡ người khác, đưa đến một cuộc sống tích cực, vui tươi, không làm khổ mình và người.

Giữa đất trời, chúng ta đều chỉ là những hành khách qua đường, rất nhiều người đời và sự tình chúng ta không cách nào có thể làm chủ nổi cho được. Ví như thời gian đã trôi qua, ví như người đã rời xa!

Chữ “Tâm” (心) có ba nét chấm, đều hướng vào trong, chẳng có một điểm nào là hướng ra ngoài. Bạn càng muốn nắm giữ lấy nó, thói thường nó lại càng rời xa bạn nhanh nhất. Tất cả tùy duyên, duyên sâu đậm thì quấn quýt đoàn tụ, duyên nhạt nhẽo thì tùy nó rời đi.

Trong sự tái sinh luân hồi, duyên sẽ tồn tại, nhân - quả ân oán đời trước sẽ theo duyên này đến đời sau. Thời đức Phật còn tại thế có câu chuyện, hai mẹ con nhà nọ thất lạc nhau lúc đứa con còn rất bé vì chiến tranh nên họ lưu lạc nhau, đến khi họ gặp nhau thì họ không còn nhận ra nhau là mẹ - con nữa mà họ đem lòng yêu nhau vì họ thấy có cái gì đó quyến luyến giữa hai người?!

Đến ngày họ làm lễ thành hôn, lúc đó Phật đi qua và đức Phật khuyên ngăn cuộc tình đó, đức Phật gọi đó là Nghiệp Duyên. Nhưng bị họ chống đối quyết liệt, họ phải đến với nhau cho bằng được. Cuối cùng Ngài sử dụng Thiên nhãn thông giúp cho họ thấy quá khứ của chính mình, hai mẹ con đã nhận ra nhau.

Trong đạo Phật thì kiếp trước và kiếp này hay quá khứ của kiếp này không hoàn toàn khác nhau mà là một, một sự chuyển đổi, hoán đổi và liên tục từ cảnh giới này sang cảnh giới khác nhưng nghiệp lực không thay đổi.

Tin cùng chuyên mục