Ảnh minh họa.

Câu chuyện nhân quả về việc lãng phí thức ăn

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Lãng phí thức ăn không chỉ gây ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội mà còn gây áp lực nặng nề cho môi trường vốn đã phải chịu quá nhiều ô nhiễm.

Tại sao chúng ta không được lãng phí thức ăn?

Dưới đây là câu chuyện nhân quả đáng suy ngẫm về việc để lãng phí thức ăn:

Năm 1989, tôi gặp hai chị em Lý Lệ và Lý San ở Thâm Quyến, Trung Quốc. Họ là hai cô gái rất đẹp và có tài năng vượt trội. Hai chị em cùng làm kinh doanh buôn bán, và sự nghiệp cũng vô cùng phát đạt.”

Mỗi ngày họ đều ăn uống linh đình với rất nhiều món cao lương mỹ vị. Ấy thế nhưng bản thân họ lại ăn rất ít, chỗ thức ăn còn thừa họ đều đem bỏ đi.

Không lâu sau, cô chị là Lý Lệ mắc phải bệnh ung thư vú và chết, còn cô em Lý San thì vô cùng đau buồn, ngày nào cũng khóc thương gọi chị.

Đến ngày Tết Trung Thu năm ấy, theo tục lệ dân gian địa phương, khi trăng tròn và sáng nhất, dưới ánh trăng mà ngủ gục trên chiếc bàn tròn thì người đó có thể âm dương tương thông, sẽ nhìn thấy người mà mình mong nhớ ngày đêm. Cô em Lý San đã làm theo và quả nhiên là cô đã đi xuống âm phủ.

Theo đường thông cõi âm phủ mà đi, Lý San nhìn thấy phía trước mình là chị gái Lý Lệ với mái tóc rối bời, trên người đầy thức ăn dơ bẩn, hình ảnh cho thấy chị gái cô vô cùng xấu xí. Rất đau xót, cô ôm cổ chị và hỏi: “Tại sao chị lại ở đây ăn những thứ đồ bẩn thỉu như thế này mà không đi về hướng Quỷ Môn Quan, hỏi Diêm Vương xem bao giờ được đầu thai trở lại nhân gian?”

Chị gái Lý Lệ với vẻ mặt tràn đầy tang thương vừa khóc vừa nói: “Đây là 4 thùng đồ ăn bốc mùi, là kết quả của việc khi ở nhân gian hai chị em chúng ta đã ăn thừa và đổ bỏ đấy. Mỗi lần đồ ăn thừa đổ đi, nó đều được tích vào trong cái thùng này. Đợi tới khi xuống quỷ môn quan, cần phải ăn hết chúng thì mới có thể được đi tiếp. Chị thấy rất nhiều người đã phải ở đây chịu thống khổ để ăn hết đồ ăn do chính mình lãng phí. Chị đã ở đây 10 năm rồi. Phần đồ ăn thừa của chị, chị đã ăn xong. Giờ chị đang ăn là phần đồ ăn lãng phí của em đấy. Trên thùng còn ghi mã số của em đây.” Lý San sau khi nghe song cũng cùng ăn với chị…

30 phút sau, hồn của Lý San trở về nhân gian. Khi tỉnh dậy, miệng của cô cũng phát ra một mùi hôi khó chịu, cô tự nhủ: “Từ giờ sẽ không lãng phí đồ ăn nữa.” Đồng thời cô còn đặt ra một quy định, ở công ty, ai để đồ ăn thừa sẽ phải đóng 10 tệ (33 ngàn đồng).

Mỗi người lãng phí 121 kg thực phẩm mỗi năm

Báo cáo Chỉ số Chất thải Thực phẩm năm 2021, từ Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) và tổ chức đối tác WRAP, xem xét chất thải thực phẩm ở các cửa hàng bán lẻ, nhà hàng và gia đình, bao gồm cả thực phẩm và các bộ phận không ăn được như xương và vỏ.

Đây là báo cáo được thu thập, phân tích và lập mô hình dữ liệu về chất thải thực phẩm toàn diện nhất cho đến nay, đồng thời đưa ra phương pháp luận cho các quốc gia để đo lường chất thải thực phẩm. 152 điểm dữ liệu về chất thải thực phẩm đã được xác định ở 54 quốc gia.

Báo cáo cho thấy, ở hầu hết các quốc gia đã đo lường, không kể mức thu nhập, chất thải thực phẩm là đáng kể. Phần lớn chất thải này đến từ các hộ gia đình, nơi loại bỏ 11% tổng lượng thực phẩm. Dịch vụ ăn uống và cửa hàng bán lẻ lãng phí lần lượt là 5% và 2%.

Tính theo bình quân đầu người toàn cầu, 121 kg thực phẩm cấp cho người tiêu dùng bị lãng phí mỗi năm, trong đó ở hộ gia đình lãng phí 74 kg. Báo cáo cũng ước tính bình quân đầu người của khu vực và quốc gia.

Tin cùng chuyên mục