(Ngày Nay) - Trong giáo lý Phật giáo, Khanti (Nhẫn nhục, Kiên nhẫn) và Soracca (Nhu hòa, Điềm tĩnh, Tiết độ) là hai phẩm tính cao quý giúp con người trở nên đẹp đẽ, không chỉ về mặt đạo đức mà còn về mặt tâm hồn.
(Ngày Nay) - Những việc người đời không thấy, không biết, thì thần thánh và Phật Bồ Tát ở trên cao đều thấu rõ không sót. Do đó, người học Phật, đặc biệt là phải dựa vào lương tri, chú trọng nhân quả, làm việc với lý trí, không trái đạo đức, tuân thủ quy củ...
(Ngày Nay) - Sanh trong cõi người là có cơ hội thăng tiến lên các cảnh giới cao hơn nhiều nhất. Sanh được làm người gặp được Phật pháp là có cơ hội tu tập định tuệ hướng tới giác ngộ giải thoát ra khỏi luân hồi cao nhất.
(Ngày Nay) - Giáo lý đức Phật thường đề cập đến nhân duyên. Nhân tức là hạt giống để từ đó sinh ra quả. Duyên là một điều kiện để nhân tạo quả. Hoa thơm, trái ngọt, không chỉ phụ thuộc vào giống tốt mà còn phụ thuộc vào cái duyên của thiên thời địa lợi.
(Ngày Nay) - Đức Phật nói những điều đó đều là ác pháp. Nếu con người cứ gần gũi, luôn luôn chạy theo bởi lòng tham muốn này mà không biết tránh xa nó thì rất có thể bị nguy hại cho bản thân. Ngài thường dùng hình ảnh vàng bạc, của báu, tài sản giống như con rắn độc nó sẽ cắn chúng ta chết.
(Ngày Nay) - Gần 25 thế kỷ trôi qua, Đức Phật: một con người có thật trong lịch sử nhân loại - vẫn còn để lại những dấu ấn đầy tính nhân bản với những lời dạy của Ngài làm cho con người có nhiều suy tư về vị giáo chủ đã tuyên bố: "Con người và chỉ có con người mới có thể thực hiện những hoài bão lý tưởng hưóng đến Phật quả".
(Ngày Nay) - Ngủ nghỉ vốn cần thiết cho đời sống con người, chiếm trên dưới phần ba cuộc đời. Dĩ nhiên ai cũng cần ngủ nghỉ, điều quan trọng là vừa phải chớ có đam mê. Người đời thường nghĩ “ăn được ngủ được là tiên” nhưng trong nhà đạo thì cần tiết chế, nếu không sẽ rơi vào giải đãi, mê đắm. Bởi lẽ ngủ nghỉ là một trong năm món dục lạc (tài, sắc, danh, thực, thùy - ngủ nghỉ), đam mê ngủ nghỉ là một chướng ngại đạo.
(Ngày Nay) - Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, mỗi người có một hoàn cảnh, mỗi tình trạng riêng, nhưng khi quan sát, Đức Phật nhìn thấy cuộc sống của con người không nằm ngoài bảy tình trạng được ví như một người rơi xuống nước (Kinh Trung A-hàm, số 4, kinh Thủy dụ).
(Ngày Nay) - Sống và chết là hai sự kiện không tách rời nhau. Có sinh ra là phải có mất đi. Thường con người chỉ lo phần sống, ít ai màng tới phần chết. Tại sao? Khi nghiền ngẫm về cái chết, có lợi ích gì cho đời sống?
(Ngày Nay) - Nếu đạo Phật phát xuất từ sự sống con người để nhằm đáp ứng những nguyện vọng thâm sâu nhất của con người, thì đức Phật chính thực là người yêu của nhân loại.
(Ngày Nay) - Mục đích con người tham chiếm lấy không ngoài tiền bạc, danh vị, nhưng những thứ này dù tìm kiếm cũng không ra, có lúc không mời mà tự đến; cho nên quan trọng là phải có thái độ chính xác đối xử với nó.
(Ngày Nay) - Khi mình đang sống tử tế, mà vẫn có người tệ với mình thì phải làm sao? Khi ai đối xử tệ với mình, thì vẫn cứ tốt với họ nếu có thể. Không phải là để chứng minh mình cao thượng quá, cũng không phải là để cho cả thế giới thấy mình thật tốt đẹp ra sao, còn họ tệ đến mức nào.
(Ngày Nay) - Con đã được học về sự thật của tương tức, con đã hiểu được rằng đi tìm một thế giới nơi chỉ có hạnh phúc là một ảo tưởng. Làm sao có thể tìm ra một nơi chốn mà chỉ có hạnh phúc và không có khổ đau?
(Ngày Nay) - Đa phần con người chúng ta đều tử tế, đàng hoàng, lời hay, ý đẹp trong điều kiện bình thường. Nhưng khi đụng đến quyền lợi, danh dự bị bôi nhọ, cái tôi bị xúc phạm thì sẽ phản ứng dữ dội, thậm chí mất cả nhân cách.
(Ngày Nay) - Có người đem tâm từ bi ra thương lượng với cuộc đời để xóa đi hết những tổn thương trong lòng, làm một cánh chim, ngược giông gió, ngược dòng người tấp nập, cũng đi qua chốn bụi hồng nhưng không để lại dấu chân mình trong đó.
(Ngày Nay) - Người ngu si thiếu trí tuệ biến tự ngã của mình thành kẻ thù, lại tưởng kẻ thù của mình ở bên ngoài nhưng chính mình là kẻ thù của mình đó.
(Ngày Nay) - Đức Phật không bao giờ nói rằng: Ngài sẽ đưa chúng ta lên thiên đàng hay xuống địa ngục. Đức Phật có thể bảo cho bạn điều gì nên làm và điều gì nên tránh để có được sự giải thoát. Đó là điều duy nhất Đức Phật có thể làm. Ngài không thể làm bất cứ điều gì khác cho bạn ngoài việc chỉ đường. Bổn phận của bạn là thực hành những gì Đức Phật dạy.
(Ngày Nay) - Không ai có thể bước ra khỏi nỗi buồn bằng chính những thái độ đã đẩy họ ngã vào đó, không ai có thể thu xếp được một vấn đề bằng chính những việc làm đã gây ra vấn đề đó, không ai lại chữa một ngôi nhà đang cháy bằng cách ném vào đấy những que diêm.