Đạo Phật luôn mang đến những triết lý sâu sắc

Đạo Phật luôn mang đến những triết lý sâu sắc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Con người sinh ra vốn đã là “Nhân chi sơ, tính bản thiện” theo Mạnh Tử. Cũng là con người nhưng Tuân Tử lại gọi con người “Nhân chi sơ, tính bản ác”. Thiện và ác đối lập nhau nhưng lại luôn tồn tại trong một con người.

Chúng ta đến với “bể khổ” này có thực sự là lịch kiếp hay theo một số mệnh sắp đặt nào đều xem là nhân – quả, là duyên – nợ. Chúng ta vốn không cần quá nặng nề quá khứ cũng đừng quá lo lắng cho tương lai, chỉ cần ta tập trung cho tâm ta hiện tại được tịnh an. Giữa cuộc đời muôn vàn triết lý, đạo nghĩa để chỉ dạy chúng ta. Dù ở tôn giáo nào, chung quy vẫn hướng con người đến cái thiện, cái mỹ. Đạo Phật cũng không ngoại lệ.

Mặc kệ những lời khen chê, vẻ đẹp tạm thời của vẻ bề ngoài sao sánh được cái tâm an yên giữa đời xô bồ. Chúng ta gọi “đời là bể khổ” nhưng khi ta tìm được chỗ sướng trong bể khổ ấy thì chẳng có gì là bận lòng hay cơ cực cả. Và Tín ngưỡng được xem như là chỗ trú ẩn cho con người giữa chốn bể dâu ấy.

Đạo Phật không phải hiếm hoi, không phải tự nhiên mà ngoi lên rồi trở nên mạnh mẽ. Nó được tôn sùng và phát triển đến hiện tại cũng phải trải qua những gian khổ. Được truyền bá và đón nhận bởi nó mang trong mình bản chất của cái thiện, cái mỹ. Nên khi con người chúng ta bắt gặp được dòng triết lý mát mẻ ấy đã lội theo nhưng mạch nguồn cho sự sống của một cái tâm thiện.

Đạo Phật luôn mang triết lý sâu sắc, nó như dòng chảy âm thầm lặng lẽ trong dòng đời.

Con người không ai là hoàn hảo cả. Cả sa mạc cát cũng có hạt to, hạt nhỏ. Cũng có hạt tròn, hạt vuông, hạt nhọn. Cũng là cát nhưng có hạt nơi bờ biển, có hạt nơi đáy biển, có hạt nơi sa mạc khô cằn. Chúng ta sinh ra không phải là một cái tội, cách chúng ta hủy hoại cuộc sống, một sinh mạng đó mới là cái tội. Chúng ta đều nghĩ rằng: Vạn vật hữu linh. Liệu rằng điều đó có là thật không?

Có hay không, điều ta hướng đến thông qua cách giữ gìn sinh vật bé nhỏ là để ta biết trân quý cuộc sống của chính mình và biết trọng sinh mạng của người khác. Một con chó trung thành với chủ nhưng sinh mạng nó thì tồn tại bao lâu trong kiếp làm chó ấy chứ? Ta nhận ra rằng Sinh lão bệnh tử không chỉ mỗi con người có trong vòng lặp ấy. Chúng ta có thể thơ hơn tuổi của con vật nuôi, đôi khi ngắn ngủi hơn. Nhưng dù dài hay ngắn, con chó vẫn dành cả đời để trung thành với chủ của nó. Vậy chúng ta tồn tại ở lẽ gì mà không thể cho đi, không thể trân trọng cái bản tính “Người” mà chúng ta vinh hạnh được mang trong cuộc đời này?

Đạo Phật luôn mang triết lý sâu sắc, nó như dòng chảy âm thầm lặng lẽ trong dòng đời. Nó không gợn sóng vỗ vào bờ mà cứ trôi hững hờ giữa dòng để khi người ướt, người thấm mới ngẫm được sự nóng lạnh của nó.

Tin cùng chuyên mục