Ảnh minh họa.

Thương chúng sinh nhưng phải hiểu biết nhân quả công bằng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Vì khả năng vật chất của chúng ta không bao giờ là đủ nên chúng ta có một cách rẻ hơn mà hiệu quả hơn, đó là đem băng giảng, đem sách nhân quả cho người ta nghe, đem những lời nguyện để người ta định hướng lại nhân cách, đạo đức.

Ta thương chúng sinh nhưng không có cái ủy mị, sướt mướt rồi giúp đỡ một cách mù quáng, liều mạng, như thế là không có trí tuệ. Chúng ta phải biết rõ nhân quả công bằng để hiểu rằng họ khổ như vậy là do nhân quả của họ. Thêm vào đó, chúng sinh khổ trên đời này rất nhiều nên chúng ta thương xót nhưng không bao giờ có thể giúp hết được tất cả. Cái quan trọng là phải giáo dục để người ta biết tự tạo phước mà vượt khỏi cảnh khổ.

Sự giúp đỡ về vật chất chỉ có thể giới hạn trong chừng mực, tùy duyên giúp người, tùy duyên làm việc từ thiện. Vì khả năng vật chất của chúng ta không bao giờ là đủ nên chúng ta có một cách rẻ hơn mà hiệu quả hơn, đó là đem băng giảng, đem sách nhân quả cho người ta nghe, đem những lời nguyện để người ta định hướng lại nhân cách, đạo đức. Khi hiểu được Phật Pháp rồi, họ sẽ tự làm phước mà vượt qua cảnh khổ. Đây mới là cách giúp người hay nhất, bền vững nhất.

Đã có rất nhiều người từ ngày gặp Phật Pháp thì cuộc sống an vui hơn, đạo đức hơn, gặp nhiều may mån hơn, hoàn cảnh gia đình được cải thiện hơn. Điều này chứng tỏ rằng họ đã tu đúng. Còn nếu biết Phật Pháp, lòng thấy an vui nhưng hoàn cảnh gia đình không may mắn hơn, thì hiểu rằng con đường mình đi chưa chính xác, có cái gì sai trong đó, cần phải xem lại.

Như vậy, thước đo để đánh giá con đường tu học của mình đúng đắn hay không gồm có hai tiêu chuẩn: tiêu chuẩn thứ nhất là lòng mình an vui, hạnh phúc, có đạo đức; tiêu chuẩn thứ hai là hoàn cảnh sống của mình thoải mái hơn. Một vị thầy có đức thật sự thì khi đệ tử đến học thầy một thời gian phải có được kết quả trên cả hai phương diện tâm hồn và hoàn cảnh. Phật Pháp như vậy mới là chuẩn xác, mới thực sự là cứu giúp con người.”

Tin cùng chuyên mục