Sống hạnh phúc hay không là do tâm mình quyết định

Sống hạnh phúc hay không là do tâm mình quyết định

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ở đời, gặp nhau là nhân duyên mà không gặp cũng là nhân duyên. Người ở lại hay ra đi cũng khiến cuộc sống bạn ít nhiều giao động. Vậy thì bí quyết sống hạnh phúc là gì?

Ngoại cảnh không có khả năng tạo cho bạn sự hạnh phúc. Bí quyết hạnh phúc là tâm an nhiên có khả năng thích ứng được với điều mình không ưa thích.

Hạnh phúc là điều mà con người sống không thể thiếu. Nhưng không ai đem hạnh phúc ban tặng cho bạn, mà hạnh phúc phải do bạn tự tạo dựng nên.

Bất luận bạn làm tổn thương ai thì xét về lâu về dài, đều đó là tự làm tổn thương đến mình. Có thể, hiện giờ bạn sẽ không cảm nhận thấy được, nhưng nó nhất định sẽ chuyển động ngược lại và quanh quẩn bên bạn. Bởi lẽ đó, người ta vẫn thường nói rằng, bạn khiến người khác trải qua điều gì thì sau này bạn nhất định sẽ phải trải qua điều đó.

Bình luận về nhân sinh, thực ra không quá nhiều điều như vậy; hạnh phúc và an lạc của bản thân không phải ở trong mắt của tha nhân.

Phật giáo truyền giảng về nhân quả không phải để hù doạ con người, mà chính là có ý muốn nhắc nhở, chia sẻ với con người. Đây là chân lý, cho dù bạn có tin hay không tin thì nó vẫn tồn tại, vận hành một cách như nhiên không bao giờ mất đi.

Khi con người muốn tìm nơi bình yên trong tâm hồn, bằng cách tìm đến giáo pháp đức Phật, không phải là để ký thác đời mình khi mất đi mà là để ứng xử đúng đắn với cuộc đời.

Con người khi ăn chỉ chuyên chọn những thứ mình yêu thích, ở thì chọn chỗ mình vừa lòng, kết giao bạn bè cũng chỉ chấp nhận những người mình ưa thích…

Do vậy một khi gặp điều mình không mong muốn, sẽ không bằng lòng chấp nhận. Kỳ thực, ngoại cảnh không thể vĩnh viễn cho bạn sự như ý vừa lòng, hạnh phúc. Nó chỉ có khi bạn học được cách thích ứng, chấp nhận được với những điều mình không ưa thích thì may ra mới có được niềm hạnh phúc!

Sống trên đời, nếu không giành giựt chính là nhường nhịn khoan dung; không si mê chính là trí tuệ; không tà tâm chính là thanh tịnh; không vướng mắc chính là tự tại; không tham lam chính là bố thí; đoạn tuyệt ác chính là hành thiện. Sửa đổi chính là làm mới; khiêm cung, tha thứ chính là bao dung; biết đủ chính là đầy đủ; lợi người chính là lợi mình…

Nhiều khi chúng ta chỉ nhìn thấy sự hào nhoáng, phù hoa, nhưng lại không thấy “mạch ngầm thay đổi” đang chuyển động từng phút giây.

Có không ít người biểu hiện bề ngoài giàu có, kỳ thật bên trong họ đang che dấu nỗi nợ khó tả.

Không ít người ngoài miệng thiền ngôn đạo ngữ, nhưng trong lòng bụi trần hoen ố phủ giăng.

Có đôi người thường nhật giản dị đơn sơ, kỳ thực trong tâm như vầng nguyệt soi rạng đêm đen…

Bình luận về nhân sinh, thực ra không quá nhiều điều như vậy; hạnh phúc và an lạc của bản thân không phải ở trong mắt của tha nhân. Người có trí tuệ thường không sống "trong miệng" của người khác, càng lại không sống "trong mắt" của người khác, mà là an trú trong tâm tỉnh lặng của chính mình.

Tin cùng chuyên mục