Làm gì để các nhà khoa học bớt "tự sướng"?

Theo TS Lê Bộ Lĩnh, phải đẩy mạnh cơ chế đặt hàng, công khai giao nhiệm vụ...
Làm gì để các nhà khoa học bớt "tự sướng"?

Phát biểu tại Hội nghị đầu năm 2015 của Bộ KH&CN, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu: "Cần thay đổi mạnh mẽ, từ việc ra “đầu bài” nghiên cứu mà trước đây chủ yếu do các viện, các nghiên cứu viên đề xuất thì nay các Sở KH&CN phải đóng vai trò lớn hơn trong tập hợp các yêu cầu thực tiễn thành những đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng, triển khai. Hoạt động của các hội đồng khoa học cũng phải đổi mới rất mạnh mẽ theo hướng công khai, minh bạch tối đa trong việc lựa chọn thành viên, trách nhiệm của hội đồng khi thẩm định, nghiệm thu đề tài… để cộng đồng giám sát".

Làm gì để các nhà khoa học bớt "tự sướng"? - anh 1

Phải bớt các đề tài "tự sướng", để hướng nhà khoa học giải các bài toán cuộc sống đặt ra

Nhưng hiện nay, theo tìm hiểu của Tạp chí Ngày Nay Online, ở nhiều viện nghiên cứu lớn, các đề tài khoa học không hề bắt nguồn từ nhu cầu của người dân, mà là do các nhà khoa học tự đề xuất, tự giải quyết.

Thế nên, phần lớn sản phẩm khoa học là những bài báo (không phải 100% đăng trên các tạp chí ISI) và rất ít có phát minh, sáng chế.

Năm 2014, Nhà nước chi cho Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam khoảng 800 tỷ. Nhưng kết quả được hơn 800 bài báo quốc tế mà chỉ có 03 sáng chế (patent).

Trao đổi với chúng tôi về điều này, TS Lê Bộ Lĩnh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban KH&CNMT của Quốc hội cho biết, muốn thay đổi cần đẩy mạnh khâu đặt hàng. Những người nêu ra các "đề bài" cho nhà khoa học nghiên cứu cũng được khen thưởng, vì ý tưởng hay cũng xứng đáng trả phí.

Sau đó là phải công khai các nhiệm vụ cho mọi người đều có thể biết, đều có thể nộp hồ sơ "ứng tuyển" thực hiện đề tài. Việc lựa chọn và đánh giá kết quả cuối cùng cũng phải được công khai, minh bạch.

TS Lê Bộ Lĩnh cũng từng đề xuất, phải ghi tên Hội đồng nghiệm thu vào báo cáo kết quả khoa học cuối cùng, để tăng trách nhiệm của Hội đồng khoa học.

Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
(Ngày Nay) - Một cuộc đua cạnh tranh kéo dài từ lúc mới sinh cho đến lúc đi học, đi làm khiến nhiều người Hàn Quốc cảm thấy kiệt quệ và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của họ.
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
(Ngày Nay) - Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Mỹ tìm cách tăng cường viện trợ cho Gaza
(Ngày Nay) - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Jordan để thảo luận về các cách thức thúc đẩy vận chuyển hàng viện trợ đến Dải Gaza và thảo luận về tình hình căng thẳng trong khu vực thời gian qua.
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
(Ngày Nay) - Theo Báo cáo kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng qua ước đạt 6.28 tỷ USD, tăng 7.4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là vốn FDI thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.