Trên 20.000ha lúa và hoa màu bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hiện khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đang có khoảng 20.090ha lúa và hoa màu bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước; cùng với đó là khoảng hơn 2.600 hộ bị ảnh hưởng thiếu nước.
Diện tích cây càphê tại xã Ea Trul, huyện Krông Bông bị ảnh hưởng do hạn hán kéo dài. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN.
Diện tích cây càphê tại xã Ea Trul, huyện Krông Bông bị ảnh hưởng do hạn hán kéo dài. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN.

Cục Thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ hiện đang trong giai đoạn cao điểm của mùa khô 2023-2024.

Hiện khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đang có khoảng 20.090ha bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước. Cùng với đó là khoảng hơn 2.600 hộ bị ảnh hưởng thiếu nước.

Các địa phương có diện tích sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước là Bình Thuận 365ha, Kon Tum 57ha, Gia Lai 219ha, Đắk Lắk 2.056ha, Lâm Đồng 660ha, Bình Phước 9.115ha; trong đó, đã có 89ha lúa và hoa màu thuộc tỉnh Gia Lai bị mất trắng.

Về nước sinh hoạt, các hộ bị ảnh hưởng thiếu nước do thiếu hụt nguồn nước cấp tập trung tại các tỉnh Bình Phước 1.900 hộ, Gia Lai 100 hộ, Kon Tum 100 hộ, Đắk Nông 500 hộ.

Cục Thủy lợi dự báo đỉnh điểm của hạn hán, thiếu nước vào cuối tháng Tư này đối với khu vực Tây Nguyên; giữa tháng Năm tới đối với vùng Đông Nam Bộ, mùa khô ở Trung Bộ kéo dài đến hết tháng Tám tới.

Theo Cục Thủy lợi, khu vực Trung Bộ, dung tích trữ hiện tại trong các hồ chứa thủy lợi phổ biến từ 35-80%. Hiện trong khu vực có 308/2.945 hồ chứa đang trữ dưới 50% dung tích thiết kế, bao gồm 82 hồ dưới mực nước chết. Dung tích trữ hiện trong các hồ chứa thủy lợi ở Tây Nguyên phổ biến từ 33-51% dung tích thiết kế, thấp hơn so với cùng kỳ trung bình nhiều năm khoảng 9%.

Hiện trong vùng có 621/1.303 hồ chứa trữ dưới 50% dung tích thiết kế, trong đó 110 hồ nhỏ dưới mực nước chết. Khu vực Đông Nam Bộ có dung tích trữ hiện tại trong các hồ chứa thủy lợi phổ biến từ 45-80% dung tích thiết kế, cao hơn 1,4% so với cùng kỳ trung bình nhiều năm. Khu vực hiện có 8 hồ nhỏ có mực nước dưới mực nước chết.

Trước tình hình nguồn nước trên, theo Cục Thủy lợi, vụ Đông Xuân 2023-2024, dự báo diện tích nguy cơ bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước khoảng 1.200ha thuộc tỉnh Bình Thuận.

Vụ Hè Thu 2024, diện tích nguy cơ bị ảnh hưởng ở Trung Bộ khoảng 20.700-34.200ha cây trồng Khu vực Tây Nguyên dự kiến, tổng diện tích bị ảnh hưởng khoảng 16.000-27.000ha. Với lượng nước trữ của các hồ chứa hiện tại ở Đông Nam Bộ và lượng mưa dự báo trong thời gian tới, nguồn nước cơ bản đảm bảo cấp nước cho sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2023-2024 và vụ Hè Thu 2024 vùng trong công trình thủy lợi phụ trách tưới.

Đối với khu vực ngoài công trình thủy lợi, dự báo thời tiết nắng nóng và tình trạng khô hạn còn tiếp diễn đến giữa tháng Năm tới, tổng lượng mưa dự kiến khoảng 40-60mm, nên nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước ở thời gian cuối mùa khô với tổng diện tích cây trồng bị ảnh hưởng khoảng 8.000-12.000ha.

Trước dự báo trên, ông Nguyễn Hồng Khanh, Phó cục trưởng Cục Thủy lợi, cho rằng các địa phương tiếp tục triển khai giải pháp ứng phó hạn hán, thiếu nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Đồng thời, chủ động xây dựng các kịch bản nguồn nước, phương án ứng phó, cấp nước cho người dân và sản xuất. Địa phương tập trung rà soát, kiểm tra nguồn nước tại các công trình thủy lợi ở khu vực Trung Bộ, chỉ tổ chức sản xuất ở các diện tích công trình thủy lợi bảo đảm cung cấp cho cả vụ sản xuất; các diện tích không đủ nước, xem xét lùi vụ sản xuất hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quản lý, vận hành hồ chứa thủy điện xây dựng kế hoạch điều tiết chặt chẽ, bảo đảm bổ sung nguồn nước cho hạ du phù hợp với khả năng lấy nước của công trình thủy lợi và tiết kiệm nước từ các hồ chứa thủy điện.

Các địa phương cần ưu tiên nguồn nước cho sinh hoạt, chuẩn bị kỹ phương án, kế hoạch bảo đảm cung cấp nước sinh hoạt tối thiểu cho người dân có nguy cơ thiếu nước do ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước.

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.