Bình Định - điểm đến của các nhà khoa học đỉnh cao quốc tế

Gặp gỡ Việt Nam cùng với sự ra đời của Trung tâm nghiên cứu khoa học giáo dục, Bình Định sẽ là "điểm hẹn" hấp dẫn cho các nhà khoa học trong và ngoài nước.
Bình Định - điểm đến của các nhà khoa học đỉnh cao quốc tế

Chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" diễn ra tại Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) thành phố Quy Nhơn, Bình Định, từ 26/6 đến 17/12, với sự tham gia của hơn 1.600 đại biểu, trong đó có 6 giáo sư đạt giải Nobel, một giáo sư đạt huy chương Fields cùng nhiều nhà khoa học danh tiếng.

Từ 'Gặp gỡ Moriond' đến 'Gặp gỡ Việt Nam'

Cách đây nửa thế kỷ, ông Trần Thanh Vân, tiến sĩ khoa học vật lý gốc Việt sống ở Pháp mới 30 tuổi đã nảy ra ý tưởng không tổ chức hội nghị khoa học thông thường mà muốn tạo ra một mô hình mới - những cuộc gặp gỡ. Mô hình này sẽ ở nơi yên tĩnh, mọi người cùng ở một nơi, cùng đi trượt tuyết, đi dạo thì mối quan hệ giữa các nhà vật lý - dù là người đã đoạt giải Nobel hay chỉ là tiến sĩ trẻ - đều dễ cởi mở, thoải mái và mang tính nhân văn.

"Gặp gỡ Moriond" đầu tiên được tổ chức năm 1966 tại làng Moriond bên dãy núi Alpes, Pháp. Cuộc gặp này tập hợp khoảng 20 nhà vật lý trẻ từ Pháp, Đức và Itlay, phần lớn đến từ Đại học Paris XI ở Oray. Buổi sáng mọi người họp nghe thông báo và tranh luận về vật lý lý thuyết và vật lý thực nghiệm; buổi chiều từ 13h đến 16h đi trượt tuyết, kết hợp nghiên cứu khoa học và thể thao du lịch.

Sau đó, nhóm các nhà khoa học lại họp đến 20h. Sau bữa ăn tối, họ giao lưu khoa học hay chơi đàn guitar, violin. Ngày đó, chưa đủ tiền thuê khách sạn, giáo sư Vân và các bạn tự đi chợ mua thực phẩm, tự nấu ăn và thuê nhà trọ.

Với mong muốn góp phần cho nền khoa học nước nhà, năm 1993, giáo sư Trần Thanh Vân đã sáng lập "Gặp gỡ Việt Nam". Tại đây các nhà khoa học trẻ có cơ hội tiếp xúc, giao lưu với các nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm để học hỏi, tạo ra những kết nối hợp tác trong nghiên cứu khoa học.

Bình Định - điểm đến của các nhà khoa học đỉnh cao quốc tế ảnh 1

Năm ngoái, Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao Huân chương hữu nghị cho Giáo sư Lê Kim Ngọc và Giáo sư Trần Thanh Vân (bên phải ngoài cùng), ghi nhận cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em hơn 40 năm qua của hai người. Ảnh: VOV.

Vì sao chọn Bình Định

Nếu "Gặp gỡ Moriond" được tổ chức ở địa điểm hẻo lánh để tập hợp những người yêu và đam mê khoa học thật sự, sẵn sàng bỏ hoàn toàn thời gian dự hội nghị và trao đổi, thì việc chọn Bình Định là nơi "Gặp gỡ Việt Nam" cũng như vậy.

Giáo sư Trần Thanh Vân chọn Quy Hòa, phường Ghềnh Ráng (Quy Nhơn) - thuộc tỉnh miền Trung chưa phát triển nhiều bởi không quá xa trung tâm thành phố, nhưng lại có tính biệt lập tương đối để các nhà khoa học có không gian riêng và chuyên tâm vào khoa học, thay vì đi thăm thú.

"Nếu tổ chức hội thảo khoa học ở Hà Nội, TP HCM hay các thành phố lớn khác ở Việt Nam thì đã có nhiều cơ quan, tổ chức làm rồi. Mục tiêu của Gặp gỡ Việt Nam là giúp cho sự phát triển khoa học và giáo dục ở những nơi chưa phát triển", giáo sư Vân giải thích.

Bên cạnh đó, việc đưa các hội nghị khoa học quốc tế đỉnh cao về Quy Nhơn, Bình Định là một cách để khuyến khích phát triển khoa học, giáo dục ở các tỉnh lẻ. Trước khi chọn Bình Định, giáo sư Vân đã khảo sát và trao đổi với nhiều địa phương, nhưng ông đặc biệt cảm mến và đánh giá cao sự tâm huyết, hiểu tầm quan trọng của dự án từ các nhà lãnh đạo tỉnh Bình Định, nhất là nguyên Bí thư tỉnh ủy Vũ Hoàng Hà thời điểm đó.

"Chúng tôi thật may mắn khi được chọn làm nơi tổ chức và gặp gỡ của các nhà khoa học trên thế giới", Bí thư Tỉnh ủy Bình Định từng nói.

Các dự án khoa học giáo dục

Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) do giáo sư Trần Thanh Vân sáng lập và điều hành được khánh thành năm 2013, với mức đầu tư 6 triệu USD. Đây là tâm huyết, ước mơ ấp ủ 50 năm của giáo sư.

Trung tâm có chức năng giao lưu trao đổi, chuyển giao khoa học công nghệ giữa Việt nam và các nước, tổ chức đào tạo chuyên ngành, cung cấp các dịch vụ khoa học công nghệ và dịch vụ liên quan.

Những năm qua trung tâm đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học với sự tham dự của nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới, trong đó có nhiều người đạt giải Nobel. Trung tâm đã trở thành "hạt nhân" phát triển khoa học và là điểm đến của các nhà khoa học thế giới.

Bình Định - điểm đến của các nhà khoa học đỉnh cao quốc tế ảnh 2

Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE).

Dựa trên nền tảng này, Hội Gặp gỡ Việt Nam đã đề nghị Bình Định tiếp tục đầu tư phát triển khoa học hướng đến đại chúng, đặc biệt là trẻ em. Một trong bước đi đầu tiên chính là dự án thành lập Tổ hợp không gian khoa học. Dự án đã được Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt. Đây sẽ là không gian khám phá khoa học cho trẻ em và công chúng, đưa khoa học đến đại chúng và khơi gợi niềm đam mê khoa học, sáng tạo tuổi trẻ. Tổ hợp khoa học sẽ phát triển thành khu đô thị khoa học và giáo dục Quy Hòa, bên cạnh trung tâm ICISE.

Tỉnh Bình Định cũng đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Viện toán cao cấp ứng dụng do giáo sư Ngô Bảo châu khởi xướng.

Với tâm huyết của giáo sư Vân và sự ủng hộ của lãnh đạo địa phương, Bình Định hứa hẹn trở thành điểm gặp gỡ và giao lưu khoa học chất lượng cao không chỉ cho Việt Nam mà còn cho khu vực.

Theo VnExpress

Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
(Ngày Nay) -  Hà Nội có 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông rõ rệt. Cùng với sự thay đổi của thời tiết, mỗi mùa, Hà Nội lại có vẻ đẹp rất riêng khi khoác lên mình chiếc áo mới, được tô điểm bởi sắc màu của một loài hoa chủ đạo. Yêu tha thiết Hà Nội, mê mẩn với những loài hoa, họa sỹ Nguyễn Quang Vinh đã dành nhiều tâm sức để đưa 12 loài hoa đặc trưng cho 12 tháng trong năm vào bộ tem bưu chính “Hà Nội 12 mùa hoa”.
Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
(Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.