Kỳ thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thu hút gần 12.000 thí sinh tham gia

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vừa chính thức công bố các thông tin liên quan đến kì thi đánh giá năng lực do trường tổ chức vào ngày 11/5 tới. Theo đó, tổng số thí sinh đăng ký dự thi năm 2024 là 11.537 thí sinh, tăng gần 2,5 lần so với năm 2023.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cụ thể, có 6.617 thí sinh đăng ký thi môn Toán; 7.531 thí sinh đăng ký thi môn Ngữ văn; 5.131 thí sinh đăng ký thi môn Tiếng Anh; 1.972 thí sinh đăng ký thi môn Vật lý; 1.898 thí sinh đăng ký thi môn Hoá học; 380 thí sinh đăng ký thi môn Sinh học; 2.830 thí sinh đăng ký thi môn Lịch sử; 931 thí sinh đăng ký thi môn Địa lý.

Kỳ thi được tổ chức tại 3 điểm thi chính với tổng số 291 phòng thi: Quy Nhơn 5 phòng thi (169 thí sinh); Đà Nẵng 5 phòng thi (243 thí sinh); Hà Nội 281 phòng thi (11.125 thí sinh).

Trong ngày 11/5, nhà trường tổ chức 5 ca thi. Thí sinh lựa chọn đăng kí một số bài thi trong số các môn: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí; sử dụng kết quả thi để đăng kí xét tuyển vào các ngành đào tạo đại học chính quy theo yêu cầu của mỗi trường đại học.

Đề thi bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, nhằm đánh giá năng lực học sinh ở mức độ thông hiểu, vận dụng và vận dụng sáng tạo để xét tuyển đại học. Các câu hỏi có nội dung thuộc chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Nội dung các bài thi tương ứng và phù hợp với nội dung các môn học, môn thi cấp Trung học Phổ thông mà học sinh đã quen thuộc; thí sinh làm bài thi trực tiếp trên giấy.

Để chuẩn bị chu đáo, chủ động tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 và phòng tránh những sai sót, áp lực, rủi ro không đáng có, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội lưu ý thí sinh cần đọc kĩ và thực hiện nghiêm những quy định của kỳ thi.

Thí sinh chỉ được mang vào phòng thi: Bút viết, bút chì, compa, thước kẻ, thước tính; máy tính bỏ túi và đồng hồ đeo tay không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ; Atlat Địa lí Việt Nam đối với môn thi Địa lí (không có đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung nào khác) do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành.

Những vật dụng không được mang vào phòng thi gồm: Giấy than, bút xoá, đồ uống có cồn; vũ khí và chất gây nổ, gây cháy; tài liệu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi; các loại máy ghi âm, ghi hình, truyền, nhận được thông tin, tín hiệu âm thanh, hình ảnh trực tiếp.

Kết quả bài thi này đang được 9 trường đại học trên cả nước công nhận, gồm: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Đại học Y Dược Thái Bình.

Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.