Bỏng lạnh nguy hiểm đến thế nào?

Khá nhiều người vẫn còn rất mơ hồ với thuật ngữ "bỏng lạnh" mặc dù nó rất nguy hiểm.
Bỏng lạnh nguy hiểm đến thế nào?

Bỏng lạnh là gì?

Theo y khoa, bỏng lạnh có tên gọi khoa học là Frostbite - một thuật ngữ y học để chỉ tổn thương tại chỗ gây cho da và các mô do tiếp xúc với lạnh, thường xảy ra ở các bộ phận cơ thể xa trung tâm như các đầu chi, mũi, tai...
Khá nhiều người vẫn còn mơ hồ với thuật ngữ này. Cũng giống như các loại bỏng khác, bỏng lạnh cũng rất nguy hiểm.
Bỏng lạnh nguy hiểm đến thế nào? - anh 1

Cũng giống như các loại bỏng khác, bỏng lạnh cũng rất nguy hiểm.

Bỏng lạnh cũng chia ra thành nhiều cấp độ khác nhau:

- Cấp độ 1: Tổn thương bề mặt da. Người bỏng lạnh cấp độ 1 xuất hiện các triệu chứng ngứa, đau, biến đổi màu sắc, da có thể trắng tiến tới đỏ và vàng, rối loạn hoặc mất cảm giác nóng lạnh.
- Cấp độ 2: Vùng da tổn thương trở nên “đóng băng” cứng lại, các mô sâu chưa bị ảnh hưởng vẫn còn mềm mại. Bắt đầu có thể xuất hiện các bọng nước, da có thể trở thành màu đen và cứng, tổn thương này có thể khỏi sau 1 tháng hoặc mất cảm giác nóng lạnh vùng tổn thương.
- Cấp độ 3, 4: Đây là cấp độ bỏng nặng, vùng da tổn thương nặng nề, các mô sâu, gân, cơ, mạch máu, thần kinh, các khu vực này chuyển sang màu đen và chứa đầy máu, tiến tới hoại tử do thiếu dinh dưỡng, nếu có bội nhiễm vi khuẩn là yếu tố tiên lượng nặng, đòi hỏi can thiệp ngay.

Nguyên nhân và đối tượng dễ bị bỏng lạnh

Đá khô, là một dạng rắn của carbon dioxide (CO2), không nguy hiểm nếu nó được bảo quản và sử dụng đúng cách.

Đá khô nguy hiểm bởi vì nó rất lạnh và nó có thể nhanh chóng bốc hơi thành khí CO2. Khí này có thể làm thay đổi tính chất hóa học của không khí như làm giảm nồng độ (tỷ lệ %) oxy trong không khí gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người và vật nuôi, thậm chí có thể gây ngạt thở với những không gian chật hẹp.

Khi đá khô tiếp xúc với da, chỉ cần vài giây đã có thể tiêu diệt tế bào khiến bạn bị bỏng (bỏng lạnh).

Nguyên nhân dẫn tới bỏng lạnh lo do tiếp xúc với nhiệt độ lạnh dưới 0 độ C, nitơ lỏng, làm việc trong phòng đông lạnh… hoặc tiếp xúc với tác nhân lạnh nhưng kéo dài, cơ thể tự điều chỉnh nhằm tránh hạ thân nhiệt là giảm lưu lượng máu tới một số vùng trên cơ thể để tránh thoát nhiệt.
Ngoài ra trường hợp người bị bỏng khác khi sơ cứu bỏng sử dụng đá lạnh để làm mát vết thương nhưng thực tế đã khiến cho vết thương bị bỏng kép, mức độ bỏng lạnh khi kết hợp với bỏng khác thường không nhìn thấy được nhưng lại khiến cho tình trạng vết thương trở nên nặng nề và rất khó điều trị về sau đối với bỏng nặng.

Người làm việc tiếp xúc với môi trường lạnh, người hút thuốc lá, người bệnh đái tháo đường hoặc bị các bệnh liên quan tới mạch máu… là những đối tượng có nguy cơ cao nhiễm bỏng lạnh.

Mới đây, trên nhiều website đã phản ánh về việc nhiều nhà hàng, quán nước sử dụng loại đá “không tan”, gây ngạt thở, chóng mặt, buồn nôn... Loại đá này cũng có thể gây bỏng lạnh cho người sử dụng chỉ trong vòng vài giây nếu lỡ tiếp xúc trực tiếp. Vì vậy, tốt nhất là dùng kẹp hoặc găng tay để xử lý đá khô.

Bỏng lạnh nguy hiểm đến thế nào? - anh 2

Đá khô khi tiếp xúc với da chỉ cần vài giây có thể gây nên bỏng lạnh

Bỏng lạnh rất nguy hiểm

Cũng giống như các dạng bỏng khác, bỏng lạnh là rất nguy hiểm dễ gây phù nề, tổn thương tế bảo và gây hoại tử.
Đối với người tiếp xúc với môi trường lạnh trong thời gian dài thì thân nhiệt bị hạ dẫn tới rối loạn ý thức, co giật, hôn mê thậm chí tử vong.
Bỏng lạnh có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, đôi lúc nó được coi như một tai nạn, chấn thương do lạnh. Vì vậy, mọi người đặc biệt là các bậc cha, mẹ nên chú ý giữ ấm cho trẻ vì trẻ em là đối tượng dễ tổn thương trước tác động của môi trường và hậu quả để lại thường rất nặng nề. Trong trường hợp bị tổn thương do lạnh, nên tìm cách đưa người bệnh vào phòng ấm và sơ cứu bất động vùng tổn thương, giữ ấm bằng nước ấm 38 – 42oC và chuyển tới cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc điều trị.

Minh Châu (t/h)

Xem thêm:

- Mẹo phong thủy giúp gia đình bạn sớm có tin vui

- Quả báo: Tội ác kiếp trước, kiếp sau phải trả?

Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
(Ngày Nay) - Một cuộc đua cạnh tranh kéo dài từ lúc mới sinh cho đến lúc đi học, đi làm khiến nhiều người Hàn Quốc cảm thấy kiệt quệ và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của họ.
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
(Ngày Nay) - Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Mỹ tìm cách tăng cường viện trợ cho Gaza
(Ngày Nay) - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Jordan để thảo luận về các cách thức thúc đẩy vận chuyển hàng viện trợ đến Dải Gaza và thảo luận về tình hình căng thẳng trong khu vực thời gian qua.
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
(Ngày Nay) - Theo Báo cáo kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng qua ước đạt 6.28 tỷ USD, tăng 7.4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là vốn FDI thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.