Cuộc chạy đua bảo tồn di sản Ukraine

Cuộc chạy đua bảo tồn di sản Ukraine

Chiến tranh khiến vấn đề nhân mạng được ưu tiên hơn các di sản văn hóa, nhưng nhiều cá nhân và tổ chức quốc tế đã nhấn mạnh tầm quan trọng sống còn của việc bảo tồn các di sản cho các thế hệ mai sau.

-----

Màn tháo chạy xuyên biên giới

Kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào ngày 24/2, một tập thể nghệ sĩ mang tên "Asortymentna kimnata", hoạt động tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Ivano-Frankivsk ở miền Tây Ukraine, đã cố gắng di tản và bảo quản các tác phẩm từ các không gian nghệ thuật cơ sở với kinh phí ít ỏi.

"Asortymentna kimnata được tạo ra để hỗ trợ nghệ thuật địa phương, và bây giờ chúng tôi không chỉ hỗ trợ mà còn phải bảo tồn chúng", Anya Potyomkina, thành viên nhóm, cho biết.

Nhóm nghệ sĩ đã tạo ra một số hầm trú ẩn để lưu trữ tại nhiều địa điểm bí mật và nhận yêu cầu hỗ trợ sơ tán từ hàng loạt viện bảo tàng, phòng trưng bày ở Kyiv, Mariupol, Odesa, Zaporizhzhya,....Hơn 20 bộ sưu tập đã được đặt trong những hầm trú ẩn trong vòng 10 ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh.

Cuộc chạy đua bảo tồn di sản Ukraine ảnh 1

Một bức tượng trong khu phố cổ của thành phố Lviv, miền Tây Ukraine, được bao bọc kín mít để tránh bị bom đạn phá hủy. Ảnh: NPR

Trong khi đó, một đội ngũ nghệ sĩ tham dự triển lãm Venice Biennale Pavilion đã vận chuyển các tác phẩm nghệ thuật từ Kyiv đến Áo để cuộc trưng bày có thể được tiến hành tại Ý vào tháng 4.

"Trong những thời điểm như thế này, sự đại diện của Ukraine tại triển lãm quan trọng hơn bao giờ hết", Maria Lanko - đại diện nhóm phụ trách gian hàng Ukraine, tuyên bố. "Khi quyền tồn tại của nền văn hóa Ukraine bị thách thức, điều quan trọng là phải chứng minh những thành tựu của chúng tôi với thế giới."

Tâm điểm trong gian hàng Ukraine là tác phẩm điêu khắc của nghệ sĩ Pavlo Makov ở Kharkiv, "Fountain of Exhacharge", bao gồm 72 chiếc phễu bằng đồng được sắp xếp theo hình kim tự tháp.

Sau khi biết tin chiến tranh nổ ra tại quê nhà, Maria Lanko và các thành viên trong nhóm của cô đã tìm cách sơ tán các bộ phận quan trọng của tác phẩm điêu khắc khỏi Kyiv. Cô đã dành hơn một tuần để lái xe chở nhiều hiện vật rong ruổi giữa các thành phố của Ukraine trước khi đến Áo và đích đến cuối cùng là Milan, Ý.

Cuộc chạy đua bảo tồn di sản Ukraine ảnh 2

Các hiện vật được sơ tán khỏi một bảo tàng tại Lviv. Ảnh: The Guardian

Quyết tâm có mặt tại Venice là "cơ hội để nhắc nhở thế giới rằng Ukraine là một quốc gia độc lập với bản sắc riêng", Lanko khẳng định. "Trong khi đồng bào của chúng tôi đấu tranh cho quyền này trên mặt trận quân sự, chúng tôi đảm nhận khía cạnh văn hóa."

Lên tiếng về cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay cũng khẳng định:"Chúng ta phải bảo vệ các di sản văn hóa ở Ukraine, như một chứng tích của quá khứ nhưng cũng là chất xúc tác cho hòa bình và gắn kết cho tương lai, mà cộng đồng quốc tế có nhiệm vụ bảo vệ và gìn giữ", tuyên bố.

Mất di sản là mất bản sắc

Đứng trước một quảng trường lát đá cuội được xây dựng từ thế kỷ 16, Liliya Onyschenko vừa gồng mình chống chọi với cái lạnh, vừa lướt điện thoại để cập nhật tin tức chiến sự. Là người đứng đầu văn phòng bảo tồn di sản ở Lviv, thành phố lớn nhất miền Tây Ukraine, Onyschenko đã dành cả cuộc đời mình để bảo vệ những di tích của thành phố.

Một nhà thờ bằng gỗ thế kỷ 19 bị san phẳng ở miền Bắc Ukraine. Một bảo tàng dân gian trúng pháo kích. Một thư viện với những cuốn sách quý hiếm bị phá hủy,... đó là những địa điểm di tích lịch của của Ukraine bị thiệt hại trong cuộc xung đột với Nga, theo bà Onyschenko.

Cuộc chạy đua bảo tồn di sản Ukraine ảnh 3

Kể từ khi chiến tranh nổ ra, đã có 53 di sản văn hóa tại Ukraine bị hư hại, theo UNESCO. Ảnh: The Guardian

Khu phố cổ của Lviv là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, mà một số khu vực đã có niên đại từ thế kỷ thứ 5. Hầu hết mọi con phố đều có một nhà thờ với lối kiến ​​trúc từ thời Trung cổ và Phục hưng. Trong sân của một nhà thờ Armenia, Onyschenko và các đồng nghiệp đang dựng giàn giáo xung quanh một bệ thờ Baroque khổng lồ.

"Chúa Jesus sẽ phải tạm lánh trong lúc này", Alexander Ruchko - một cựu hướng dẫn viên du lịch ở Lviv, xúc động nói. Ruchko giờ đang cùng nhiều người dân của Lviv tháo rời và cất giữ tất cả những đồ tạo tác mà anh hết sức thân thuộc mỗi khi dẫn khách đi tham quan.

Các bức tượng của Chúa Jesus đã được đưa xuống khỏi các cây thập tự giá trên khắp thành phố. Các bức tranh đã được gỡ bỏ khỏi các bức tường bảo tàng. Tất cả chúng đều đã được cất giấu an toàn ở những địa điểm bí mật dưới lòng đất.

Cuộc chạy đua bảo tồn di sản Ukraine ảnh 4

Một bức tượng đá tại Lviv được bọc vải dày. Ảnh: NPR

Vitaliy Kulyk từng điều hành văn phòng du lịch của Lviv. Bây giờ nó là một trung tâm tiếp nhận những người sơ tán khỏi vùng chiến sự. Kulyk làm việc 12 giờ mỗi ngày, đi dạo trên các con phố của Lviv và ngắm các bức tượng kim loại ở quảng trường thành phố, từ Hải vương Neptune với cây đinh ba uy nghi, tới nhà thơ Ukraine Taras Shevchenko với cánh tay giơ cao. Người đàn ông cố gắng đánh giá thiệt hại có thể xảy ra với các di tích của thành phố.

“Thông thường, những quả bom tạo ra nhiệt độ cao và đốt cháy mọi thứ xung quanh. Những bức tượng được đánh giá cao của Lviv có thể bị tan chảy nếu bị người Nga ném bom", ông Kulyk nói.

Nhằm đối phó với kịch bản tồi tệ nhất, nhóm của Kulyk đã mua các vật liệu chống cháy và bọc lên các bức tượng.

Cuộc chạy đua bảo tồn di sản Ukraine ảnh 5

Một bức tượng được bảo vệ bằng giàn giáo trong khu phố cổ của Lviv, một Di sản Thế giới đã được UNESCO công nhận. Ảnh: NPR

Trong khi đó, tại nhà thờ Công giáo La Mã của Lviv, các công nhân sử dụng một cần trục vươn dài tới các cửa sổ kính màu cao vút, để che chắn chúng bằng ván ép và nhôm.

Nằm ở cửa ngõ tới Tây Âu, Lviv từng chịu sự chiếm đóng của Đức Quốc xã và là chiến tuyến trong Thế chiến II. Thành phố này giờ vẫn còn mang những vết tích của cuộc chiến. Ông Kulyk bày tỏ hy vọng rằng Lviv lần này sẽ không chịu cảnh bom đạn.

“Nếu chúng ta đánh mất văn hóa của mình, chúng ta sẽ đánh mất bản sắc của mình”, bà Onyshchenko khẳng định. “Lviv luôn là một thành phố đa văn hóa. Người Ba Lan, người Đức, người Do Thái, người Armenia và người Hungary đã xây dựng nó. Nó đã được UNESCO công nhận.”

Sơ tán lên…không gian mạng

Trên thực tế, mọi vật thể văn hóa đều mang tính công cộng và được bảo vệ bởi các quy tắc chung của chiến tranh. Ngoài ra, cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Nga, đã ký Công ước La Hay về bảo vệ tài sản văn hóa trong trường hợp xung đột vũ trang vào năm 1954.

Tổ chức Bảo tồn Di sản Văn hóa Ukraine Trực tuyến (SUCHO) đang thực hiện sứ mệnh bảo vệ các kho tàng văn hóa của dân tộc bằng kỹ thuật số, tạo ra các bản sao của các địa điểm đang bị đe dọa.

Kể từ khi cuộc xung đột nổ ra vào ngày 24/2, nhiều di tích văn hóa quan trọng tại Ukraine đã bị phá hủy, trong số đó có Nhà hát kịch Donetsk ở Mariupol bị bom phá hủy hoàn toàn, trong khi Tu viện hang động Sviatohirsk, có niên đại từ năm 1526, cũng bị hư hại nặng do các trận pháo kích.

Trong khi nhiều người dân Ukraine đang cố gắng bảo tồn di sản văn hóa của họ, cất giữ các tác phẩm sau bao cát hoặc cất chúng trong boong-ke, tổ chức SUCHO cũng tìm cách đưa các di sản lên không gian mạng.

"Rõ ràng tôi có ý thức về sự mong manh của văn hóa," Sebastian Majstorovic - người khởi xướng ý tưởng thành lập SUCHO, cho biết.

Cuộc chạy đua bảo tồn di sản Ukraine ảnh 6

UNESCO đã làm việc với ngành văn hóa Ukraine để hỗ trợ lập kế hoạch bảo vệ, cất giấu an toàn các hiện vật. Ảnh: NPR

Majstorovic hiện đang làm việc tại Trung tâm Di sản Văn hóa và Nhân văn Kỹ thuật số của Áo ở Vienna. Đầu tháng 3, anh đã thành lập SUCHO với hai người cùng chí hướng.

Ban đầu, Majstorovic và các cộng sự tập trung vào việc lưu giữ mọi thứ được công khai trên Internet. Họ sử dụng một chương trình tìm kiếm các trang web của các tổ chức văn hóa và cơ quan lưu trữ để tìm liên kết và tải xuống các thông tin như tài liệu, ảnh chụp các tác phẩm nghệ thuật, các chuyến tham quan ảo đến các di tích lịch sử được phục dựng, các bộ phim, các sản phẩm âm nhạc dân gian và các mẫu trang phục truyền thống.

Chương trình hoàn chỉnh không phải lúc nào cũng tự hoạt động, đó là lý do tại sao Majstorovic đã tranh thủ sự giúp đỡ của các tình nguyện viên giúp tải xuống dữ liệu theo cách thủ công. Trong một số trường hợp, lập trình viên viết các ứng dụng đặc biệt để lưu thông tin.

Cho tới nay, SUCHO đã bảo mật 10 terabyte dữ liệu các di sản. Lúc đầu, Majstorovic tự chi trả kinh phí, nhưng SUCHO hiện có sự hỗ trợ từ các tổ chức công nghệ và nhà cung cấp Internet, những người đang cung cấp miễn phí máy chủ của họ.

Cuộc chạy đua bảo tồn di sản Ukraine ảnh 7

Người cất giữ, nhiều di sản văn hóa Ukraine đang được số hóa để bảo tồn trên không gian mạng. Ảnh: The Guardian

Majstorovic cho biết vấn đề không phải là số hóa di sản văn hóa. "Các tổ chức văn hóa, cũng như ở các nước nghèo đang làm tốt công việc số hóa di sản của họ. Tuy nhiên, chưa ai nghĩ nhiều đến việc bảo mật dữ liệu và đó là điều khiến tôi lo lắng", anh nói.

Các quốc gia cần có sự hợp tác quốc tế để tạo ra một cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, trong đó ngay cả các bảo tàng nhỏ trong khu vực cũng có thể bảo mật dữ liệu của họ mà không tốn nhiều công sức và chi phí, theo Majstorovic. SUCHO đang hợp tác với Viện Nghiên cứu Harvard Ukraine và Đại học Alberta để tạo ra chính xác cơ sở hạ tầng này nhằm bảo vệ di sản văn hóa khỏi chiến tranh hoặc thiên tai.

Khi còn là sinh viên ở Cologne vào năm 2009, Majstorovic đã chứng kiến ​​sự sụp đổ của cơ sở lưu trữ cổ vật của thành phố. Vô số tài liệu đã bị phá hủy, bao gồm các tài liệu có giá trị, các tác phẩm từ thời Trung cổ và các bức ảnh lịch sử.

Vụ việc tại kho lưu trữ thành phố Cologne không phải là sự cố duy nhất khiến Majstorovic nhận ra sự mong manh của kho tàng văn hóa.

Cha của Majstorovic, người có xuất xứ từ Bosnia-Herzegovina, đã trốn sang Đức trước chiến tranh, nhưng thường kể cho con trai mình nghe về những mất mát bi thảm của di sản quốc gia khi chiến tranh nổ ra.

Năm 1992, tòa nhà Vijecnica, nơi đặt Thư viện Quốc gia ở Sarajevo, trở thành mục tiêu pháo kích của người Serbia ở Bosnia, mặc dù tòa nhà lớn ở trung tâm Sarajevo không được sử dụng cho mục đích quân sự. Hơn 80% tài sản của thư viện đã bị phá hủy, khoảng 3 triệu cuốn sách và vô số tài liệu cũ ghi lại lịch sử của đất nước đã bốc cháy.

"Thư viện Quốc gia là một kho báu: nó chứa các tài liệu về một Bosnia đa sắc tộc, đa quốc gia, với nền văn hóa phong phú", Majstorovic nói. "Hiện nay rất khó để các nhà sử học tìm thấy, chẳng hạn như các tài liệu về cộng đồng Do Thái ở Sarajevo.''

Mặc dù không đích thân trải qua Cuộc vây hãm Sarajevo, Majstorovic cho biết những lời kể của cha đã tác động mạnh tới mình.

“Nếu mục đích vào thời điểm đó là phá hủy bản sắc của người Bosnia bằng cách loại bỏ các thiết chế văn hóa, thì chúng ta sẽ thấy một mô hình tương tự ở Ukraine ngày nay", Majstorovic nhận định.

Bài viết tham khảo tư liệu của DW, NPR.

TIN LIÊN QUAN
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.