Nhà Toán học lớn nhất thế giới hồi trẻ đã làm 'bẽ mặt' các đàn anh như nào ?

Grothendieck, nhà Toán học lớn nhất thế giới thế kỷ 20 chỉ trong 1 tuần đã giải quyết một nửa các vấn đề mà các bậc đàn anh "bó tay" trong nhiều năm.
Nhà Toán học lớn nhất thế giới hồi trẻ đã làm 'bẽ mặt' các đàn anh như nào ?

Nhà Toán học Alexander Grothendieck, một trong những nhà toán học lớn nhất của thế giới, sinh năm 1928, đã qua đời ngày 13/11/2014 tại vùng núi Ariège miền nam nước Pháp.

Giai đoạn đầu tiên trong cuộc đời làm toán của ông được đánh dấu bằng việc vào năm 1948, sau những năm học đại học ở Montpellier, ông được cấp học bổng lên Paris học ở Ecole Normale Supérieure (ENS – một lò sản sinh ra các nhà toán học lớn của Pháp) với Henri Cartan.

Nhà Toán học lớn nhất thế giới hồi trẻ đã làm 'bẽ mặt' các đàn anh như nào ? - anh 1
Nhà Toán học vĩ đại nhất thế kỷ 20 Alexandre Grothendieck

Khi Schwarz và Dieudonné nói chuyện với chàng trai trẻ Grothendieck, họ rất thú vị bởi sự “điếc không sợ súng” của anh ta, và trao cho anh ta một danh sách 14 vấn đề trong giải tích hàm mà họ đang bị vướng mắc, bảo anh ta là thích chọn vấn đề nào để thử làm thì chọn. Ngay năm sau đó, Grothendieck được Cartan giới thiệu đi Nancy làm nghiên cứu sinh về giải tích hàm với Laurent Schwarz (giải Fields năm 1950) và Jean Dieudonné, là hai nhà toán học trẻ xuất sắc của Pháp thời đó, thay vì ở lại Paris với các “lão già”.

Họ không thể ngờ rằng, chỉ mấy tuần sau, anh chàng “điếc không sợ súng” Grothendieck đã quay lại với lời giải cho một nửa trong số các vấn đề mà họ đưa ra! Luận án tiến sĩ quốc gia của Grothendieck hoàn thành vào năm 1953, và được đánh giá là tương đương với ít nhất 6 luận án tiến sĩ quốc gia khác.

Nó được in thành một quyển sách trong loạt sách “Memoirs of the AMS” của Hội toán học Mỹ vào năm 1955, và trở thành một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của giải tích hàm hiện đại...

Grothendieck sau đó cũng được trao huy chương Fields và được đánh giá là nhà toán học xuất sắc nhất Thế kỷ 20. Ông cũng từng sang Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh.

GS Nguyễn Tiến Dũng

(ĐH Toulouse, Pháp)

Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.
Ảnh minh họa
Hành trình “Theo dấu chân Người” ý nghĩa trong tháng 5
(Ngày Nay) -  “Theo dấu chân Người” là chủ đề chuỗi hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tháng 5/2024, hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024); 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).