Những đứa trẻ dưới mái nhà Rồng Xanh

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Khởi nguồn từ lớp dạy tiếng Anh cho một nhóm trẻ đánh giày, Blue Dragon Children’s Foundation (Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh, gọi tắt Rồng Xanh) đã vươn mình lớn mạnh suốt 20 năm qua, trở thành ngôi nhà che chở hàng trăm đứa trẻ cơ nhỡ. Sứ mệnh của Rồng Xanh không chỉ dừng lại ở việc tạo lập một môi trường an toàn cho trẻ em đường phố Việt Nam…

Xin chào, đánh giày không?

Bước chân vào trụ sở chính của Rồng Xanh tại Hà Nội, âm thanh đầu tiên người viết cảm nhận được là tiếng cười giòn tan của những đứa trẻ đang nô đùa trong căn phòng chung. Nếu nhìn thoáng qua, nơi đây giống một ngôi trường hơn là mái nhà chung nơi bảo trợ cho gần 2.000 trẻ em và hỗ trợ gián tiếp cho gần 20.000 trẻ em trên khắp cả nước.

“Phòng sinh hoạt chung này là nơi người lớn hiếm khi được đặt chân vào”, ông Đỗ Duy Vị, đồng CEO của Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh, cho biết. “Chúng tôi muốn nơi này chỉ dành riêng cho các em”.

Gắn bó với tổ chức xã hội này gần 15 năm, Duy Vị là người hiểu rõ hơn ai hết hành trình vươn mình của Rồng Xanh, bởi chính ông là một trong những đứa trẻ đường phố đầu tiên được bảo trợ.

Hà Nội cuối thập niên 1990 trong mắt của nhiều người dân vùng tỉnh lẻ là một mảnh đất màu mỡ, nơi dù chưa thể đem tới một giấc mơ đổi đời, nhưng cũng tràn tràn cơ hội việc làm. Ở tuổi 14, Đỗ Duy Vị cũng ôm trong mình giấc mơ Hà Nội.

Không muốn làm gánh nặng cho bố mẹ đang phải nuôi 6 miệng ăn, Vị trốn khỏi nhà đi vào một đêm nhập nhoạng để bắt xe khách lên Hà Nội.

Rời bến xe Giáp Bát, Vị tìm phòng trọ. Gọi là thuê trọ, nhưng thực chất là ngủ trong một khu lều tạm ven đằng sau bến Bạch Đằng. Nơi mà Vị tới giờ vẫn nhớ mùi vị khăn khẳn của rác rến và những đêm chủ trọ "đếm chân, trả tiền".

"Họ tính hai nghìn một tối, nếu là khách quen thì cho trả theo tuần. Một căn phòng nhỏ chỉ nhõn một bóng đèn nhưng nhồi nhét 20-30 người, trẻ con nằm chen chúc với người lớn", ông Vị hồi tưởng.

Năm 14 tuổi, Vị gia nhập "đội quân" đánh giày đường phố, dù chẳng biết sẽ bắt tay làm từ đâu. Đôi giày nâu đáng ra phải đánh xi trắng, Vị lại dùng xi đen, hay giày nhung thay vì dùng nước xà phòng pha cồn, Vị đem đổ cả lọ cồn vào.

Dù chịu cảnh vất vưởng mưu sinh, nhịn đói mỗi ngày, nhưng tới giờ Vị vẫn không hối tiếc quyết định ra đi. Dần quen tay, Vị kiếm ra được những đồng tiền đầu tiên. Từ bảy nghìn, mười nghìn, rồi mười lăm nghìn, Vị chịu khó dậy sớm hơn, đi ngủ muộn hơn để vừa bám trụ ở lại, vừa có tiền gửi về quê.

Cậu bé 14 tuổi năm đó vẫn nhìn Hà Nội bằng một đôi mắt háo hức. Nhưng thành phố đã bớt hào nhoáng khi Vị lần đầu nếm trải vị máu khi bị đánh đập, chửi mắng, thậm chí là bị cướp.

Đường phố dù tước đi của Vị những dư vị của thời thơ ấu, nhưng cho Vị một đôi mắt biết nhìn người, những người bạn tốt và đặc biệt là cơ hội đổi đời.

Vào một trưa hè nắng gắt, khi cậu bé 15 tuổi đã có gần một năm lăn lộn phố thị, Vị lang thang gần dốc Vạn Kiếp và gặp một vị khách Tây đi ngược chiều.

"Hello, shoe shine? (Xin chào, đánh giày không?)", Vị hỏi bâng quơ như với mọi vị khách Tây khác. Người đó lắc đầu, nhưng một lúc sau gọi lại: "Em đánh giày không?". Người khách lạ sau đó vận dụng toàn bộ vốn tiếng Việt ít ỏi của mình để hỏi Vị: "Em tên gì? Quê ở đâu? Nếu có muốn học tiếng Anh thì cuối tuần tới quán cà phê này... Sẽ có đồ ăn miễn phí cho em".

Bán tín bán nghi trước lời mời gọi của vị khách lạ mặt, nhưng Vị vẫn theo lời hẹn tới địa chỉ đó. Sau buổi học đầu, Vị được biết vị khách Tây đó là Michael Brosowski, khi đó là giảng viên người Australia tại Đại học Kinh tế Quốc dân.

Chuyển đến làm việc tại Việt Nam từ năm 2002, ông Michael Brosowski, cho biết đã bắt gặp vài trẻ em đánh giày trên đường phố và cảm thấy những đứa trẻ này có những tiềm năng chưa được khai thác đúng cách. Ông kết bạn rồi dạy những đứa trẻ đó tiếng Anh với sự giúp đỡ của một trong những sinh viên đại học của ông, Phạm Sỹ Chung.

“Tôi lớn lên trong hoàn cảnh nghèo khó”, ông Brosowski trả lời phỏng vấn trên CNN. “Tôi thường tự nghĩ: ‘Tôi có thể làm được điều gì đó tốt đẹp cho cuộc đời mình nếu có ai đó đến và cho tôi cơ hội đó. Tôi đến Hà Nội và nhận ra mình là người có thể giúp đỡ những đứa trẻ này, cho chúng cơ hội mới”.

Những buổi học sau đó dần đông lên qua lời truyền miệng của những đứa trẻ đường phố, Michael Brosowski và người cộng sự Phạm Sỹ Chung dần nhận ra những gì họ đang làm như dạy học và cho ăn sẽ không đáp ứng được nhu cầu của đám trẻ. Họ xin giấy tờ cấp phép và Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh chính thức ra đời vào năm 2004.

Những đứa trẻ dưới mái nhà Rồng Xanh ảnh 1

Michael Brosowski và Phạm Sỹ Chung, hai đồng sáng lập viên Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh trò chuyện với trẻ em đường phố năm 2003.

Theo lý giải của ông Đỗ Duy Vị, cái tên “Rồng Xanh" được lựa chọn bởi rồng là một loài vật mạnh mẽ, may mắn, đại diện cho người Việt Nam. Trong khi đó, màu xanh lại đại diện cho hy vọng. Những người sáng lập tổ chức hy vọng “Rồng Xanh” sẽ giúp tạo ra một tương lai mới cho những người yếu thế.

Chấp nhận mọi đứa trẻ

Tại ngôi nhà của Rồng Xanh, ngoài phòng sinh hoạt chung, nơi đây còn có một nhà bếp cung cấp những bữa ăn dinh dưỡng, một phòng học chung và thư viện để các bạn trẻ học tập các kỹ năng mới. Những bạn nhỏ được "Rồng Xanh" đỡ đầu sẽ được giải tỏa những nhu cầu cơ bản về bữa ăn, chỗ ngủ, sau đó sẽ được hướng dẫn tiếp tục học văn hóa, học nghề, điều trị tâm lý và hỗ trợ pháp lý.

Theo bà Đinh Thị Minh Châu, người tham vấn trị liệu tâm lý của Rồng Xanh, hiện nay trên cả nước có không ít hội nhóm và tổ chức tập trung giúp đỡ nhóm trẻ đường phố. Một số chủ yếu hỗ trợ giúp cho các em có một bữa ăn no, hoặc một đêm có chỗ ngủ ấm.

Dù vậy, việc tạo lập một môi trường an toàn cho trẻ em đường phố, giúp đỡ các em quay trở về nhà hoặc có một sinh kế bền vững lại đòi hỏi sự trợ giúp và đồng hành dài hơi của những tổ chức như Rồng Xanh.

Những đứa trẻ dưới mái nhà Rồng Xanh ảnh 2

Đỗ Duy Vị trò chuyện với trẻ đường phố dưới gầm cầu.

"Rồng Xanh luôn nỗ lực cung cấp những hỗ trợ toàn diện cho trẻ em đường phố. Từ những nhu cầu cơ bản cho tới nhu cầu hỗ trợ giấy tờ pháp lý hoặc tham vấn tâm lý", bà Châu cho biết. "Không chỉ lấy trẻ em làm trung tâm, chúng tôi muốn tạo ra một môi trường an toàn xung quanh các bạn".

Một trong những khó khăn của những người làm công tác xã hội tại Rồng Xanh đó là tìm cách đối thoại được với các bạn trẻ, bởi theo bà Châu, trẻ em đường phố có nguy cơ bị xâm hại, lạm dụng rất cao, do đó hình thành một cơ chế phòng vệ với tất cả người lạ. Ở mức tiếp theo, các nhân viên xã hội phải kiên trì giải quyết những vấn đề, vướng mắc các bạn trẻ đang gặp phải, dù chưa chắc kết quả lúc nào cũng theo chiều hướng tốt.

“Nhiều người thích giúp đỡ những đứa trẻ ngoan, bởi họ có thể nhìn thấy trước kết quả. Đối với họ, đó sẽ là một khoản đầu tư có lãi. Trong khi hỗ trợ các bạn trẻ đường phố là công việc cho ra biến số khó đoán”, bà Châu cho biết.

Có rất nhiều trẻ khi ra đời đã gặp phải những hoàn cảnh bất lợi, dẫn đến việc các bạn đưa ra những lựa chọn sai lầm hoặc đơn giản là không còn lựa chọn nào khác ngoài việc buông thả bản thân hay sa chân vào tệ nạn. Rồng Xanh lựa chọn con đường khó khăn nhất, đó là giang tay ra ôm lấy những bạn trẻ mà không còn ai muốn cưu mang nữa.

Là người hiểu rõ hơn ai hết cảm giác bị phân biệt đối xử, hứng chịu những lời buộc tội vô căn cứ, ông Đỗ Duy Vị khẳng định Rồng Xanh phải là một nơi chốn an toàn, luôn lắng nghe và thấu hiểu những nhu cầu của trẻ em yếu thế, dù là trẻ đường phố, hay là nạn nhân của những đường dây chăn dắt lao động hoặc buôn người.

"Chúng tôi chấp nhận mọi đứa trẻ. Dù một số bạn ấy chưa biết cư xử lễ phép hay có tật xấu. Rồng xanh sẽ là nơi các bạn không còn gặp phải ánh mắt phán xét", và rất nhiều đứa trẻ đã lớn và trưởng thành, thành công như bao đứa trẻ bình thường khác khi được giúp đỡ, ông Vị khẳng định.

Mở rộng sứ mệnh

Xuất phát từ mục đích ban đầu đó là giúp đỡ trẻ em đường phố Hà Nội, Rồng Xanh dần dần mở rộng mạng lưới giúp đỡ trẻ em ở các vùng miền khác trên cả nước. Tới năm 2005, ông Brosowski cùng các cộng sự tại Rồng Xanh đã giải cứu thành công một bé trai 13 tuổi bị đưa từ miền Trung vào Thành phố Chí Minh để bán hoa trên đường phố.

Cho tới nay, Rồng Xanh đã giải cứu được tổng cộng 1.431 nạn nhân bị buôn bán ra nước ngoài. Trong đó, có hơn 50% nạn nhân được giải cứu khi vẫn còn ở độ tuổi vị thành niên và đa số là nữ giới.

Công việc của Rồng Xanh không chỉ dừng lại ở việc giải cứu. Các hỗ trợ sau đó của họ bao gồm tham vấn tâm lý, vận động pháp lý, đoàn tụ gia đình, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và giới thiệu việc làm.

Những đứa trẻ dưới mái nhà Rồng Xanh ảnh 3

Những đứa trẻ dưới mái nhà chung Rồng Xanh Tết 2022.

Theo ông Vị, hai thập kỷ trước, trẻ đường phố có khá ít lựa chọn nghề nghiệp: đánh giày, rao báo, bán kết quả xổ số,... Hiện nay, đời sống kinh tế phát triển, kéo theo đó là sự biến đổi của các mô hình việc làm trên đường phố. Hình ảnh những đứa trẻ đánh giày dần lui vào dĩ vãng. Một làn sóng trẻ em và thanh niên từ các tỉnh miền núi đổ xuống các thành phố lớn tìm việc. Đây là một thách thức rất lớn cho công tác bảo vệ quyền trẻ em bởi các em thường làm việc trong môi trường kín như quán ăn, xưởng gia công, công trường xây dựng.

"Khi làm việc trong không gian khép kín, cộng với việc thiếu hiểu biết, các bạn trẻ rất dễ bị bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục hoặc lừa bán ra nước ngoài", ông Vị chỉ ra.

Sau đại dịch COVID-19, Rồng Xanh ghi nhận số lượng trẻ cần giải cứu tăng đột biến. Tính riêng trong năm 2023, tổ chức này đã giải cứu hơn 340 trường hợp, tăng gấp đôi so với mức trung bình hàng năm.

Theo ông Vị, tình trạng suy thoái kinh tế, thất nghiệp và sự biến đổi hình thái kinh tế xã hội đã ảnh hưởng rất nhiều lên tầng lớp người lao động thu nhập thấp và chính trẻ đường phố là những người cảm nhận rõ nhất tình trạng này.

"Đường phố không bao giờ là nơi an toàn dành cho trẻ em", ông Vị khẳng định. "Không một đứa trẻ nào nên sống trên đường phố".

Nét đẹp tự nhiên trong từng chi tiết đèn kính màu Tiffany. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết bí đỏ: Nét đẹp tự nhiên trong từng chi tiết đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Mẫu đèn Squash là một trong những tác phẩm điêu khắc bằng kính màu xuất sắc nhất của Tiffany Studios, được lấy cảm hứng từ vẻ đẹp tự nhiên của hoa và lá bí đỏ. Thiết kế độc đáo với hình dạng quả bí kết hợp cùng kỹ thuật chế tác tinh xảo đã biến chiếc đèn này trở thành một kiệt tác nghệ thuật đầy ấn tượng.
Ảnh minh hoạ.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tiếp nhận 1,5 tỷ yêu cầu tra cứu, xác thực thông tin công dân
(Ngày Nay) - Bộ Công an cho biết, tính đến giữa tháng 4/2024, hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối với 16 bộ, ngành, 1 doanh nghiệp nhà nước, 3 doanh nghiệp viễn thông và 63 địa phương, tiếp nhận 1,5 tỷ yêu cầu tra cứu, xác thực thông tin công dân, 650 triệu yêu cầu đồng bộ thông tin công dân.
Các đại biểu tham quan triển lãm.
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật 70 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ đã diễn ra ngày 3/5, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sự kiện do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức nhân Kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu.
Từ ngày 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID trong thực hiện dịch vụ trực tuyến
(Ngày Nay) - Tổng số lượt sử dụng tài khoản định danh điện tử trên các Cổng dịch vụ công đến nay là trên 29,37 triệu, số lượt đăng nhập trên ứng dụng Etax của Tổng cục Thuế là gần 2,1 triệu lượt, số lượt đăng nhập trên ứng dụng VssID của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là hơn 10,4 triệu lượt. Tổng số tiền tiết kiệm được cho nhà nước ước tính 469 tỷ đồng.
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.