Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tiếp nhận 1,5 tỷ yêu cầu tra cứu, xác thực thông tin công dân

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Bộ Công an cho biết, tính đến giữa tháng 4/2024, hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối với 16 bộ, ngành, 1 doanh nghiệp nhà nước, 3 doanh nghiệp viễn thông và 63 địa phương, tiếp nhận 1,5 tỷ yêu cầu tra cứu, xác thực thông tin công dân, 650 triệu yêu cầu đồng bộ thông tin công dân.
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Như vậy, đa số các đơn vị đã kết nối với hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác thực thông tin, giải quyết thủ tục hành chính.

Qua rà soát, đến nay, toàn bộ 63 địa phương đã hoàn thành triển khai hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ kết nối Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; 63 Cổng dịch vụ công cấp tỉnh, hệ thống giải quyết thủ tục hành chính của các tỉnh, 21/22 Cổng dịch vụ công của các bộ, cơ quan ngang Bộ (trừ Thanh tra Chính phủ) đã tích hợp phương thức đăng nhập thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, từ đó đăng nhập bằng tài khoản định danh điện tử VneID.

Điều này giúp công chức, viên chức tra cứu, khai thác các dịch vụ xác nhận số định danh cá nhân; thông tin hộ gia đình; tra cứu thông tin cá nhân phục vụ tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, giao dịch và cung cấp dịch vụ công; giúp người dân, doanh nghiệp không phải cung cấp các thông tin cá nhân đã có trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch.

Công dân có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử để đăng nhập trên các Cổng dịch vụ công để thực hiện các thủ tục hành chính và chuẩn hóa, làm sạch các tài khoản dịch vụ công khi công dân đăng nhập.

Đối với việc tích hợp đăng nhập bằng tài khoản định danh điện tử trực tiếp qua hệ thống định danh với các hệ thống khác (theo nhu cầu), tính đến nay có 46 đơn vị đang phối hợp với Bộ Công an (Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - C06) để triển khai (gồm 36 địa phương và 10 bộ, cơ quan ngang bộ) với 57 trang web, ứng dụng.

Trong đó có 34 ứng dụng, trang web đang tiến hành tích hợp trên môi trường kiểm thử, 9 ứng dụng, trang web đang tiến hành kiểm tra an ninh, an toàn; 5 ứng dụng đang tích hợp trên môi trường chính thức và 9 ứng dụng, trang web đã hoàn thành triển khai.

Về việc tích hợp cho phép công dân đăng nhập bằng tài khoản định danh điện tử trên cổng dịch vụ công, có 3 địa phương đã tích hợp đăng nhập thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia (trong đó đã bao gồm đăng nhập bằng tài khoản định danh điện tử). Tỉnh Hưng Yên đã bổ sung thêm phương thức tích hợp đăng nhập trực tiếp với hệ thống định danh và xác thực điện tử.

Cũng theo Bộ Công an, Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước kết nối 4 cấp hành chính tiếp tục được phát triển, tạo hạ tầng truyền dẫn ổn định, an toàn kết nối các hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ số. Đến nay, Mạng đã kết nối đến 100% huyện, xã trên toàn quốc.

Số bộ, ngành, địa phương đã triển khai Trung tâm dữ liệu phục vụ chuyển đổi số theo hướng sử dụng công nghệ điện toán đám mây đạt 71,43%. Tốc độ truy cập mạng băng rộng cố định đạt 104,08 Mbps, tăng 31,9% so với cùng kỳ năm 2022, xếp thứ 41 và cao hơn trung bình thế giới là 87,79 Mbps.

Tốc độ truy cập mạng băng rộng di động đạt 44,92 Mbps, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2022, xếp thứ 57 và thấp hơn trung bình thế giới là 48,47 Mbps. Tốc độ mạng của Việt Nam năm 2023 tăng từ 15-30% so với năm 2022, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng các dịch vụ yêu cầu tốc độ cao, các nội dung truyền thông đa phương tiện./.

Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.