Những ngòi bút công tố

Những ngòi bút công tố

Ngoài công việc chuyên môn của một người thực hành quyền công tố, họ còn là ngòi bút sắc bén trong công tác lan toả những kiến thức bổ ích về pháp lý đến đông đảo bạn đọc.

________________________

1. Là một người hoạt động trong ngành kiểm sát nhiều năm, kinh qua nhiều vị trí, khi tham gia xét xử đại án “Chuyến bay giải cứu”, ông Nguyễn Đình Trung, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Cần Thơ đánh thức tâm khảm nhiều người qua bài thơ “Sự thật”:

Những chiếc cặp đen âm thầm không biết nói

Đựng đầy đô la hay chai rượu làm quà…

Có những người tưởng được sống nhởn nha

Rồi cũng phải ra trước toà khai báo

Có những giọt nước mắt muộn màng

Có ánh nhìn trơ tráo – Phủ nhận tội danh

Khi đồng bọn đã khai và chứng cứ rành rành

Bản án Tòa tuyên, nhân danh Công lý

Bản án Lương tâm, làm ta suy nghĩ

Về những kẻ không còn nhân tâm…

Thời gian trôi qua

Vết thương sẽ liền da, cây lại xanh mầm

Nhưng lịch sử sẽ còn nhớ mãi.

Những ngòi bút công tố ảnh 1

2. Tốt nghiệp Đại học Luật TP.HCM với ước mơ trở thành luật sư nhưng cơ duyên lại đưa đẩy anh Phạm Anh Đức đến với ngành kiểm sát, tiếp cận với công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Anh Phạm Anh Đức hiện đang là Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân huyện Đăk Mil, tỉnh Đắc Nông, được nhiều người biết đến là một cây viết năng nổ, nhiệt huyết với nghề.

Không chỉ đưa tin về những hoạt động của ngành, tình hình an ninh chính trị, an toàn xã hội tại địa phương, anh Đức còn viết nhiều bài tuyên truyền về những phương thức, thủ đoạn phạm tội của tội phạm cho người dân biết để phòng tránh. Đặc biệt, khi nghe nhiều người dân vẫn chưa biết đến Viện kiểm sát, hiểu nhầm kiểm sát viên là công an, thậm chí nhiều người vẫn sử dụng từ “Kiểm soát viên”, “Viện kiểm soát”…, bản thân anh Đức luôn bị thôi thúc phải viết nhiều hơn, tuyên truyền nhiều hơn để lan toả hình ảnh người cán bộ kiểm sát đến nhân dân, cộng đồng.

Anh Đức chia sẻ: “Năm 2022, trên địa bàn huyện Đắk Mil, giá cau lên cao, hoạt động thu mua trở nên nhộn nhịp. Nhiều người được hưởng lợi từ việc thu mua cau bán lại cho các thương lái để hưởng chênh lệch. Tại xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông nổi lên một băng nhóm do Trần Hồng Hoàng cầm đầu, gồm nhiều đối tượng có tiền án, tiền sự đã chèn ép những người thu mua cau khác bằng cách đe dọa không cho họ thu mua cau của người dân trên địa bàn, hoặc thu mua xong phải bán lại cho Hoàng với giá rẻ hơn thị trường, nếu không sẽ bị chặn đường không cho đi bán nơi khác.

Những ngòi bút công tố ảnh 2

Sau nhiều lần theo dõi, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt quả tang các đối tượng đang có hành vi chèn ép một người dân, đồng thời tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Hoàng và đồng phạm về tội “Cưỡng đoạt tài sản”. Tuy nhiên, quá trình điều tra và tại phiên toà các bị can không thừa nhận hành vi phạm tội, luôn cho rằng bị điều tra viên đánh đập, ép cung, thậm chí tại phiên toà bị cáo Hoàng còn dùng móng tay cứa vào cổ để tự tử nhưng được các chiến sĩ cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp.

Là một kiểm sát viên chưa có nhiều kinh nghiệm, được phân công thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết vụ án này, bản thân anh Phạm Anh Đức có nhiều trăn trở. Mặc dù đã có phương án phối hợp với toà án thực hiện việc công bố chứng cứ là dữ liệu điện tử đã được thu thập nhưng bản thân anh vẫn còn băn khoăn về mức hình phạt. Anh đề xuất với lãnh đạo Viện trước khi đề nghị Hội đồng xét xử, trao đổi những trăn trở của mình về hoàn cảnh của các bị cáo khi tuổi đời còn rất trẻ, còn bố mẹ già, vợ con phải chăm sóc…

“Tôi được lãnh đạo Viện định hướng về một số thao tác nhằm tác động tâm lý của các bị cáo như nhờ công an xã mời bố, mẹ, vợ của các bị cáo tham dự phiên toà, phân tích hậu quả pháp lý của việc không thành khẩn khai báo sẽ ảnh hưởng mức độ chịu trách nhiệm hình sự, gián tiếp làm ảnh hưởng tới cuộc sống của gia đình bản thân các bị cáo. Tại phiên toà sau khi được tạm ngừng, nhờ thực hiện các biện pháp đó, các bị cáo đã nhận tội và được hưởng sự khoản hồng của pháp luật. Sau phiên toà, chứng kiến những giọt nước mắt hối hận của các bị cáo, những giọt nước mắt của gia đình các bị cáo khi bị cáo được hưởng sự khoan hồng, bản thân tôi lại thấy yêu nghề hơn, muốn cố gắng phấn đấu để thực hiện tốt nhiệm vụ hơn nữa”, anh Đức tâm sự.

3. Nhận thức vai trò và tầm quan trọng của công tác thông tin tuyền truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm song song với công tác chuyên môn, nghiệp vụ nên chị Ngô Thị Ka Ly, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng luôn tích cực viết.

Chị chia sẻ: “Năm 2011, sau khi tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội, tôi lập gia đình rồi chuyển vào TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng sinh sống và làm việc. Công việc của tôi ban đầu là một nhân viên văn phòng. Tuy nhiên, sau một thời gian, nhận thấy công việc không phù hợp nên tôi đã xin nghỉ và ở nhà nội trợ”.

Những ngòi bút công tố ảnh 3

“Sau đó, ngành kiểm sát đến với tôi như một cơ duyên. Tôi tình cờ biết được và đã nộp đơn xin thi tuyển công chức tại Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lâm Đồng. Tháng 12/2013, tôi chính thức được cầm tờ quyết định trong tay và được phân công công tác tại Viện KSND thành phố Bảo Lộc. Là kiểm sát viên được giao nhiệm vụ thì không kể ngày hay đêm, bất chấp thời tiết, cứ có tội phạm xảy ra là phải có mặt cùng với cơ quan điều tra để tiến hành khám nghiệm hiện trường, tử thi, đối chất, nhận dạng… Có những vụ án, vụ việc phải “chạy theo” thời gian tố tụng hoặc những vụ án phức tạp thì kiểm sát viên phải thường xuyên thức khuya, dậy sớm, làm việc xuyên trưa, ăn uống vội vàng, nhiều đêm đang ngủ ngon có điện thoại giật mình tỉnh dậy lại cắp cặp lên đường, phương tiện đi lại chỉ là chiếc xe máy, có những hôm một mình thân gái dặm trường đi giữa đêm khuya…”, chị Ka Ly chia sẻ.

Với Ka Ly, viết tin bài vừa là niềm vui, vừa là niềm hạnh phúc khi chị được góp một phần công sức nhỏ bé để những thông tin, hình ảnh đẹp của ngành kiểm sát được chia sẻ, lan truyền rộng rãi đến tất cả mọi người.

Chị bắt đầu viết tin bài từ những mẩu tin ngắn chia sẻ về tình hình tội phạm tại địa phương đến những bài viết chia sẻ về nghiệp vụ của ngành kiểm sát. Với Ka Ly, đó là niềm vui và cũng là niềm hạnh phúc khi chị được góp một phần công sức nhỏ bé để những thông tin, hình ảnh đẹp của ngành kiểm sát được chia sẻ, lan truyền rộng rãi đến tất cả mọi người.

4. Nhắc đến cây viết trong ngành công tố ở tỉnh Đồng Tháp không ai không biết anh Nguyễn Minh Tâm, Kiểm sát viên đang công tác tại Viện Kiểm sát nhân dân TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Với vai trò là một kiểm sát viên được phân công nhiệm vụ trong công tác Thi hành án dân sự, hành chính, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thì anh Tâm còn là cây viết sắc bén, chuyên cần trong việc viết tin bài tuyên truyền về những kiến thức pháp luật với nội dung đầy đủ và phong phú. Ngoài ra anh Tâm còn có nhiều bài viết nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề nghiệp vụ, được đúc kết trong quá trình công tác, những quy định của pháp luật hiện hành.

Với hành trình tròn 10 năm trong ngành, anh Nguyễn Minh Tâm nhớ như in vụ án đặc biệt mà anh được phân công. Đó là vụ án hình sự về tội “Hành nghề mê tín, dị đoan” do Võ Văn Phụng thực hiện. Đây là một vụ án do sự mê tín, lạc hậu của gia đình bị hại nên để xảy ra trường hợp đáng tiếc khiến nạn nhân tử vong. Sự việc bắt đầu khi con trai bị bệnh thì người bố đưa con đến thầy cúng là Võ Văn Phụng. Người con trai sau khi bị tác động ngoại lực đè ấn, chèn ép mạnh vào vùng trước cổ gây nhiều tổn thương tại chỗ và bít tắt đường hô hấp trên đủ lâu đã bị ngạt cơ học dẫn đến tử vong. Tại Cơ quan điều tra Công an TP Cao Lãnh, Phụng chỉ khai nhận thực hiện hành vi điều trị bệnh đuổi tà ma dẫn đến tử vong là sự cố vô ý, sơ suất khi thực hiện.

Những ngòi bút công tố ảnh 4

Anh Tâm kể lại: “Để có cơ sở vững chắc truy tố đối tượng ra trước tòa, bản thân anh đã tham mưu đề xuất cho kiểm sát viên đề ra yêu cầu điều tra. Quá trình đấu tranh, tiến hành đối chất, phúc cung nhiều lần đã khiến đối tượng phải thừa nhận thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp. Do lợi dụng sự thiếu hiểu biết, lạc hậu của gia đình nạn nhân nhằm mục đích hành nghề mê tín dị đoan dưới các hình thức: bói toán, lên đồng hoặc các hình thức mê tín dị đoan khác như: yểm bùa, cúng ma, bắt tà trừ ma...

Sau khi tham gia xét xử các vụ án tương tự như trên, anh Tâm rất muốn được tuyên truyền những hiểu biết pháp luật của mình đến cộng đồng thông qua các bài viết đăng tải trên các trang thông tin điện tử, để không còn gia đình nào gặp phải tai nạn thương tâm tương tự.

* * *

Vượt trên những khó khăn, những áp lực trong công việc, trong cuộc sống, những ngòi bút công tố vẫn không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nhiệt thành trong công tác, thông qua những bài viết của mình, họ âm thầm cống hiến kiến thức cho bạn đọc, tích cực góp phần tuyên truyền, đấu tranh phòng chống hành vi vi phạm pháp luật.

TIN LIÊN QUAN
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).