Chuyện “bếp núc” của phóng viên nghị trường

Chuyện “bếp núc” của phóng viên nghị trường

Được tham gia tác nghiệp tại các kỳ Quốc hội luôn là niềm vinh dự của mỗi nhà báo. Kèm theo đó cũng là áp lực rất lớn về lượng thông tin khổng lồ cũng như trách nhiệm phải truyền tải thông tin đúng, đủ đến độc giả.

_________________________

Năm nào cũng thế, cứ vào gần cuối tháng 5 và tháng 10, những nhà báo, phóng viên chuyên trách đưa tin về kỳ họp Quốc hội lại tề tựu đông đủ, “ăn dầm ở dề” gần một tháng tại tòa nhà Quốc hội. Trong những ngày diễn ra Kỳ họp thứ bảy Quốc hội khóa XV, Ngày Nay đã có cuộc trò chuyện thú vị với những nhà báo đang tác nghiệp tại đây.

Chuyện “bếp núc” của phóng viên nghị trường ảnh 1

Ngay từ những kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá I vào năm 1946, báo chí đã phản ánh đầy đủ và sống động diễn tiến các phiên họp của Quốc hội. Từ đó đến nay, báo chí đã luôn đồng hành với các hoạt động của Quốc hội, và là một phần không thể thiếu của Quốc hội. Tôi luôn tâm niệm, báo chí có nhiệm vụ đưa các hoạt động của Quốc hội trở nên sống động hơn, gắn bó hơn với hơi thở của cuộc sống. Quốc hội ngày càng gần nhân dân qua những bài báo, ngược lại, nhà báo cũng đem ý kiến của nhân dân, của cử tri Thủ đô cũng như cử tri cả nước phản ánh tới Quốc hội.

Tác nghiệp tại diễn đàn Quốc hội – là phóng viên nghị trường là niềm tự hào, cũng là trách nhiệm lớn lao của người làm báo, nhất là với phóng viên báo Hà Nội mới như chúng tôi – “cơ quan của Thành ủy Hà Nội; tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô” - một trong những cơ quan báo chí chủ lực của thành phố, luôn nỗ lực đi đầu trong công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và thành phố. Chính vì thế, khi bước chân vào tòa nhà Quốc hội, tôi luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm cao trước diễn đàn Quốc hội, làm sao tác nghiệp thể hiện đúng phong cách của tờ báo Đảng Thủ đô. Mục tiêu lớn nhất là truyền tải ý kiến của đại biểu Quốc hội một cách trung thực, khách quan, đúng ý nghĩa đến với đọc giả.

Chuyện “bếp núc” của phóng viên nghị trường ảnh 2

Phóng viên nghị trường lúc nào cũng phải nỗ lực đưa tin nhanh và đúng.

Tác nghiệp tại nhà Quốc hội có lượng thông tin rất lớn, thường phóng viên chúng tôi sẽ phải suy nghĩ, chuẩn bị tin bài từ ngày hôm trước cho nội dung ngày hôm sau để có thể chủ động thực hiện tin bài. Đơn cử như đợt 1 kỳ họp thứ bảy Quốc hội khóa XV với 17 ngày làm việc vừa qua đã đã xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng của đất nước, đặc biệt là công tác nhân sự thuộc thẩm quyền. Đặc biệt là Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), phóng viên theo dõi Quốc hội như tôi phải theo dõi sát hoạt động thảo luận, nắm được những nội dung mấu chốt của đại biểu, làm nổi bật nhưng đóng góp chất lượng của đại biểu nhằm góp phần phát triển Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn tới.

Với việc tờ báo có cả ấn phẩm điện tử và ấn phẩm báo in số ra hằng ngày thì tác nghiệp tại nhà Quốc hội sẽ vất vả hơn, bởi ngoài thực hiện tin bài nhanh chóng cho ấn phẩm điện tử, phóng viên còn phải làm bài cho báo in với lượng thông tin tổng hợp và chuyên sâu hơn.

Ngoài ra, phóng viên luôn phải sẵn sàng tác nghiệp bên lề với các nội dung mà tờ báo và độc giả của Hà Nội mới quan tâm. Như vào ngày 24/5 vừa qua, khi xảy ra vụ hỏa hoạn đặc biệt nghiêm trọng tại khu nhà trọ ở số 1, hẻm 31, ngách 98, ngõ 43 đường Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, chúng tôi đã ngay lập tức đặt vấn đề bên hành lang với các đại biểu Quốc hội về các giải pháp ngăn chặn các vụ cháy, nổ lớn; từ đó tạo ra tuyến thông tin đa dạng, chất lượng phối hợp cùng những thông tin hiện trường vụ cháy.

Chuyện “bếp núc” của phóng viên nghị trường ảnh 3
Tác nghiệp ở Quốc hội luôn vất vả và nhiều áp lực.

Để có được những câu trả lời bên lề kỳ họp chất lượng, phóng viên nghị trường phải nghiên cứu kỹ về vấn đề và đại biểu phù hợp để phỏng vấn, không gây khó cho đại biểu và cũng không hỏi xoáy những vấn đề mà đại biểu không chuyên sâu. Mỗi khi đến giờ nghỉ giải lao, chúng tôi phải nhanh chóng từ trung tâm báo chí lên hành lang Quốc hội, vận dụng nhiều kỹ năng giao tiếp để xây dựng tuyến phỏng vấn hành lang, bên lề Quốc hội ưng ý nhất.

Tác nghiệp tại nhà Quốc hội cần nhất sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các phóng viên báo, đài. Phóng viên nghị trường khó có thể tác nghiệp độc lập mà cần có “đồng đội” trong và ngoài cơ quan cùng hỗ trợ. Chúng tôi phải đoàn kết, chia sẻ thông tin, chia sẻ hình ảnh… để phóng viên tác nghiệp Quốc hội hoàn thành tin bài một cách đầy đủ, trung thực, khách quan, đa chiều nhất.

Chuyện “bếp núc” của phóng viên nghị trường ảnh 4

Tôi được cơ quan Báo Người Lao động phân công tác nghiệp tại 3 khóa Quốc hội (XIII, XIV, XV) - thời gian dù chưa dài như một số đồng nghiệp có thâm niên 20-30 năm, nhưng nghị trường Quốc hội cũng đã giúp tôi rèn luyện, học tập và trưởng thành rất nhiều trong nghề.

Mỗi năm Quốc hội có hai kỳ họp thường kỳ vào cuối tháng 5 và cuối tháng 10 và có thể họp bất thường. Mỗi kỳ họp thường kéo dài trên dưới một tháng để bàn và quyết định những công việc hệ trọng của đất nước thuộc thẩm quyền. Thuận lợi nhất tại tòa nhà Quốc hội là chúng tôi được tác nghiệp trong một Trung tâm báo chí bài bản và hiện đại bậc nhất cả nước. Tác nghiệp ở đây có trà nước đầy đủ, ổ điện để sạc máy tính đặt chìm khắp phòng, bàn ghế rộng rãi, điều hòa mát lạnh… ai cũng nghĩ phóng viên sướng, nhưng không hẳn thế. Phóng viên nghị trường đối mặt với nhiều áp lực. Ngoài áp lực đối diện với một kỳ họp đầy ắp thông tin quan trọng và gai góc của đất nước, chúng tôi còn chịu áp lực phải viết tin nhanh, chính xác.

Với những phóng viên nghị trường, tường thuật, đưa tin nhanh nhất, hay nhất, chính xác nhất đến với bạn đọc là những yêu cầu bắt buộc. Chính vì vậy, phóng viên các báo, đài phải cạnh tranh nhau từng giây, từng phút khi viết bản tin mà bạn đọc đang đón chờ. Như kỳ họp thứ bảy Quốc hội khóa XV vừa diễn ra với khối lượng công tác lập pháp lớn nhất từ đầu nhiệm kỳ, các đại biểu cho ý kiến với một số dự án luật quan trọng như: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi)… Phóng viên chúng tôi phải “căng” theo để lựa chọn thông tin, đưa những nội dung chính xác, quan trọng đến độc giả.

Chuyện “bếp núc” của phóng viên nghị trường ảnh 5
Phóng viên Văn Duẩn trò chuyện cùng ĐBQH Trần Hoàng Ngân bên lành lang Quốc hội.

Bên cạnh tường thuật thông tin các phiên làm việc chính thức, một nhiệm vụ quan trọng không kém mà các phóng viên được các tòa soạn giao, là phỏng vấn bên lề. Hàng ngày, mỗi phiên làm việc sáng - chiều, các đại biểu Quốc hội chỉ có 20 phút nghỉ giải lao. Với phóng viên, 20 phút đó là khoảng thời gian vô cùng quý báu, tranh thủ đến từng giây để lên hành lang tầng 3 của Tòa nhà Quốc hội, tìm các đại biểu - có thể là đại biểu chuyên trách, có thể là các chuyên gia, hoặc lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương… để hỏi những thông tin “độc quyền”, hoặc làm rõ những đề tài riêng nhằm đáp ứng thông tin bạn đọc đang rất quan tâm.

Để lên được hành lang gặp gỡ, trao đổi, phỏng vấn với đại biểu không hề đơn giản. Mỗi ngày Trung tâm báo chí kỳ họp phát khoảng 30 thẻ sự kiện để được lên hành lang, trong khi số lượng phóng viên cả trăm người, do đó ai đăng ký nhanh, đến sớm thì có phần, còn không đành ngậm ngùi chờ hôm khác.

Lên được hành lang rồi, có tiếp cận để phỏng vấn được đại biểu hay không lại là điều… khó nói, phụ thuộc vào may mắn và mối quan hệ của mỗi phóng viên. Với phóng viên được đại biểu "nhớ mặt, biết tên" thì việc phỏng vấn có phần dễ chịu hơn, khi có thể gọi điện hẹn trước để gặp trong giờ giải lao. Còn lại, đa số phóng viên lên hành lang theo kiểu “đi câu”, có thể thành công hoặc thất bại. Bắt đầu giải lao, gần 500 đại biểu từ hội trường đi ra, các phóng viên phải chạy đôn chạy đáo, căng mắt nhìn bốn phía để tìm người mình muốn gặp. Nhiều khi gặp các đại biểu rồi, khấp khởi tiến lại, đặt vấn đề, nhưng chỉ nhận được những cái lắc đầu kèm nụ cười từ chối. Đây là điều đáng sợ nhất của phóng viên, bởi những cái lắc đầu của đại biểu, đồng nghĩa với tác nghiệp thất bại và làm vỡ kế hoạch của cơ quan.

Tòa nhà Quốc hội là thực tiễn để mỗi phóng viên, biên tập viên, quay phim… hình dung được phần nào sự quan tâm của cử tri cả nước đối với mỗi kỳ họp. Qua đó, phóng viên phải nỗ lực hết mình để làm tốt vai trò truyền tải những quyết sách từ nghị trường một cách chính xác, trung thực và sinh động nhất tới người dân. Cứ thế, theo thời gian, sau mỗi nhiệm kỳ Quốc hội, những kinh nghiệm “xương máu” và tác phong làm việc của phóng viên nghị trường chững chạc hơn, trưởng thành hơn…

TIN LIÊN QUAN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) -Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?