Sinh viên thời 4.0 ngại gì không chọn công nghệ thông tin

Sinh viên thời 4.0 ngại gì không chọn công nghệ thông tin

Công nghệ phần mềm, Trí tuệ nhân tạo, An toàn thông tin... đặt trong bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay đang được coi là những ngành “hot”. Cá biệt có sinh viên tốt nghiệp ngành An toàn thông tin được nhận mức lương hàng nghìn đô ngay sau khi ra trường. Điều gì khiến sinh viên ngành công nghệ thông tin ngày càng được săn đón?

_______________

Sinh viên thời 4.0 ngại gì không chọn công nghệ thông tin ảnh 1

Là kỹ sư an toàn thông tin (ATTT) đầu quân tại một công ty an ninh mạng có trụ sở ở Tel Aviv, Israel, một ngày làm việc của Vũ Đức Hiếu (sinh năm 2000) bắt đầu bằng việc thức giấc vào lúc 9 giờ sáng tại nhà riêng ở quận Cầu Giấy, Hà Nội. Khung giờ này đặc biệt tạo cảm hứng cho Hiếu vì cậu không phải chịu tiếng ồn do các phương tiện giao thông phát ra trong giờ cao điểm, khoảng thời gian mà hầu hết người lao động trong thành phố đều đổ ra đường.

Trước khi khởi động máy tính, một hệ thống với tốc độ đường truyền mạng cao, có thể xử lý những tác vụ phức tạp, phục vụ cho việc làm việc từ xa với khoảng cách lên tới hàng nghìn cây số, Hiếu tự pha cho mình một cốc cafe đen đá trên nền nhạc lofi thư thái, dòng nhạc mà cậu yêu thích từ hồi còn đi học.

Theo một khảo sát được CyberJutsu Academy thực hiện tại một số doanh nghiệp công nghệ lớn ở Việt Nam cho thấy, mức lương cho chuyên viên kiểm thử bảo mật kinh nghiệm dưới một năm là 8-15 triệu đồng, kinh nghiệm từ một đến ba năm là 15-40 triệu đồng. Bên cạnh đó, có nhiều kỹ sư giàu kinh nghiệm, nhà nghiên cứu tham gia các chương trình phát hiện lỗ hổng của các công ty, tập đoàn đa quốc gia có thể đạt thu nhập hàng chục nghìn đến hàng triệu USD.

Sau bữa sáng, hầu hết thời gian còn lại trong ngày được Hiếu dùng để tập trung giải quyết các đầu việc, đảm bảo ATTT trên không gian mạng cho khách hàng. Giờ tan làm của cậu thông thường kết thúc vào lúc tối muộn, sau khi hoàn tất những công việc đã đề ra. Dù vậy, đây không phải là khung thời gian cố định Hiếu cần tuân thủ bởi có thể co giãn, linh hoạt theo lịch trình cá nhân, “miễn là xong việc”.

Chia sẻ về lựa chọn nghề nghiệp, Vũ Đức Hiếu kể từ khi còn học THCS cậu đã biết, yêu thích rồi nuôi dưỡng ước mơ theo ngành ATTT. Với việc tự trang bị kiến thức tin học cho bản thân, Hiếu nhớ rất nhiều buổi trưa sau giờ lên lớp, cậu xin thầy cô vào phòng tin của trường để tìm hiểu về máy tính.

Đến năm cấp III, Hiếu gây kinh ngạc cho gia đình và nhà trường khi phát hiện lỗ hổng bảo mật của website Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội. Thành tích đặc biệt của cậu ngay lập tức được Sở ghi nhận, gửi tặng bằng khen. Điều này càng khích lệ Hiếu có thêm sự tự tin đăng ký dự thi vào ngành ATTT của Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, một trong số khá ít ngôi trường công lập đạt tiêu chuẩn quốc tế, trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam.

Sinh viên thời 4.0 ngại gì không chọn công nghệ thông tin ảnh 2

Theo TS. Trần Giang Sơn, Trưởng Khoa Công nghệ Thông tin, Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH), Vũ Đức Hiếu là một trong những sinh viên nổi bật tại khoa khi ngay từ năm học thứ hai, em và một số bạn cùng khóa đã được các công ty, tập đoàn lớn trong và ngoài nước “chọn mặt gửi vàng”, nhận về thực tập trong lĩnh vực bảo mật thông tin.

Về phía nhà trường, cũng như nhiều trường đại học trong cả nước, để đón đầu xu thế, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cung cấp cho lĩnh vực công nghệ thông tin, USTH đã mở chương trình đào tạo cử nhân ATTT kể từ năm 1998.

“Với chương trình xây dựng dựa trên các chuẩn kiến thức của châu Âu cùng đội ngũ giảng viên có thời gian học tập tại nước ngoài, sinh viên theo học chương trình ATTT tại USTH có lợi thế không hề nhỏ với thời gian đào tạo đại học chỉ gói gọn trong ba năm, cùng hoạt động giảng dạy, học tập đều sử dụng 100% tiếng Anh, mang đến môi trường cởi mở cùng kiến thức luôn được cập nhật”, ông Sơn thông tin.

Sinh viên thời 4.0 ngại gì không chọn công nghệ thông tin ảnh 3

Việc bùng nổ các hoạt động trao đổi, giao dịch thông qua thiết bị công nghệ thông tin ngày càng tạo ra nhiều lỗ hổng bảo mật trên không gian mạng. Tận dụng những lỗ hổng này, các hacker có thể thâm nhập, gây tổn thất nặng nề về dữ liệu hoặc tài chính cho cá nhân, tổ chức, thậm chí cả cộng đồng.

An toàn thông tin (Cyber security) có thể được hiểu là ngành chuyên bảo vệ các mạng thông tin và máy tính khỏi nguy cơ bị xâm nhập và trộm cắp các thông tin bảo mật. Nhiệm vụ của ngành này là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và ứng phó các cuộc tấn công.

Sự ra đời của ngành ATTT nhằm giải quyết bài toán trên. Với nguồn nhân lực có chuyên môn cao về công nghệ, các kỹ sư phụ trách gìn giữ an toàn thông tin mạng hiểu rõ cách thức khai thác lỗ hổng bảo mật của các đối tượng xấu, từ đó gia cố, bảo mật hệ thống mạng một cách tối ưu nhất.

Trong những năm gần đây, ATTT đã đạt đến vị thế của một ngành đào tạo “hot” trên thị trường lao động. Chia sẻ nhu cầu nhân lực trong ngành nghề này, TS. Phạm Duy Trung, Phó chủ nhiệm Khoa ATTT, Học viện Kỹ thuật Mật mã cho biết nguồn nhân lực ATTT hiện đang thiếu trầm trọng và xu thế này dự đoán càng gia tăng ở những năm tiếp theo. Dẫn báo cáo của Hiệp hội Chứng nhận Bảo mật Hệ thống Thông tin Quốc tế, ông Trung cho biết cả thế giới hiện thiếu khoảng ba triệu chuyên gia bảo mật. Trong đó, riêng khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần bổ sung ít nhất hai triệu nhân lực được đào tạo bài bản về ATTT.

Sinh viên thời 4.0 ngại gì không chọn công nghệ thông tin ảnh 4

Khảo sát về nhu cầu nguồn nhân lực bảo mật thông tin, Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông thống kê trong năm 2020, cả nước có khoảng 50.000 người làm việc trong lĩnh vực ATTT. Vào đầu năm 2023, nhiều chuyên gia nhận định nhu cầu về nhân lực ATTT trong nước đã tăng lên 1 triệu.

Dựa trên khảo sát của Cyber Jutsu Academy thực hiện ở một cộng đồng bảo mật tại Việt Nam, số bài tuyển nhân sự bảo mật năm 2021 cao gần gấp ba lần năm 2020. Sau thời gian gián đoạn vì COVID-19, số lượng bài tuyển dụng đã bằng 70% so với cả năm trước đó và đang có xu hướng tăng vọt khi nhiều công ty mở rộng hoạt động.

Sinh viên thời 4.0 ngại gì không chọn công nghệ thông tin ảnh 5

Từ quan điểm của TS. Trần Giang Sơn, nhìn chung chương trình học về ATTT yêu cầu kiến thức và kỹ năng cao hơn các lĩnh vực khác thuộc công nghệ thông tin nên mức lương của ngành hiện đang cao hơn so với mặt bằng chung. Dù vậy, mức lương của mỗi nhân sự còn tùy thuộc vị trí làm việc và năng lực. Để đạt kết quả học tập tốt cũng như ra trường có việc làm với mức lương hấp dẫn, các bạn trẻ cần có niềm đam mê mãnh liệt, sự nhanh nhạy cùng một số tố chất phù hợp.

“ATTT là một ngành khá đặc biệt. Thông thường các bạn làm ngành này phải cần sự tập trung cao độ. Những ứng viên theo đuổi ngành ATTT nói chung, và mong muốn vào USTH cần đầu tư thêm các môn như Toán, Lý, Tin… Trong đó, khối kiến thức Toán học rất quan trọng vì mã hóa dựa trên nền tảng của Toán. Kiến thức về Lý giúp các bạn hiểu nguyên lý truyền dẫn dữ liệu và làm thế nào để bảo mật… Nhưng quan trọng nhất là đam mê. Đây cũng là điều khó vì không phải bạn sinh viên nào cũng có thể duy trì niềm đam mê lâu dài đối với một ngành mới và cũng khá thách thức như ATTT”, ông Sơn nhận định.

Sinh viên thời 4.0 ngại gì không chọn công nghệ thông tin ảnh 6

Tuy được đánh giá là ngành khó nhưng sinh viên ATTT nói chung khi ra trường đều sở hữu cơ hội tốt để gia nhập vào môi trường làm việc trong nước và quốc tế. Cụ thể tại USTH, vào năm học thứ ba, các bạn sinh viên thường được các tập đoàn lớn như CMC Security, Viettel Cyber Security… tới đặt vấn đề thực tập. Sau từ 3 đến 6 tháng, hầu hết các bạn thường được nhận vào làm việc chính thức.

Bên cạnh cơ hội đi làm, sinh viên của nhà trường còn có rất nhiều cơ hội học tập, đi sâu vào lĩnh vực nghiên cứu về ATTT tại nước ngoài, đặc biệt là khu vực châu Âu. Thông qua chương trình liên kết giữa USTH và Đại học Limoges, sinh viên của nhà trường có thể học liên thông lên hệ thạc sĩ được giảng dạy tại Pháp với đầu ra được cấp hai bằng thạc sĩ của Pháp và Việt Nam.

Ngoài ra, sự hợp tác mới đây của nhà trường với Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) cũng giúp sinh viên ngành ATTT có cơ hội nhận nhiều học bổng có giá trị.

Sinh viên thời 4.0 ngại gì không chọn công nghệ thông tin ảnh 7

Vũ Đức Hiếu, cựu sinh viên ngành An toàn thông tin, Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)

Với những thành công bước đầu trong vị trí công tác, Vũ Đức Hiếu cho biết với ATTT kiến thức và kỹ năng là hai khía cạnh tối quan trọng để làm việc tốt và được ghi nhận trong công việc. Chương trình đào tạo tập trung trong 3 năm đại học và hoàn toàn sử dụng bằng tiếng Anh đã giúp cậu có bệ phóng vững chắc để hòa nhập một cách nhanh chóng và tự nhiên ngay khi vừa ra trường.

“Có lẽ em đã làm quen với môi trường làm việc quốc tế ngay từ thời còn học tại USTH. Việc sinh viên được trao đổi thẳng thắn với giáo viên, được thầy cô phản hồi cởi mở rất khác so với môi trường giáo dục thông thường tại Việt Nam. Tư duy cởi mở, mang tính phản biện này là chất xúc tác và càng quan trọng hơn trong môi trường làm việc đa quốc gia. Chỉ dựa trên sự chủ động, lên tiếng để cùng sáng tạo và tìm kiếm sự đồng thuận mới giúp các nhiệm vụ được thực thi nhanh chóng và hiệu quả nhất”, Vũ Đức Hiếu bày tỏ.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?