Tướng CA lên tiếng về việc CSGT được trưng dụng tài sản của dân

Thiếu tướng Trần Thế Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp đã giải đáp về những thắc mắc của người dân về quyền trưng dụng tài sản của CSGT trong thông tư mới ra gần đây.
Tướng CA lên tiếng về việc CSGT được trưng dụng tài sản của dân

Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông sẽ có hiệu lực từ ngày 15/2.

Đáng chú ý, tại khoản 6, điều 5 của Thông tư có quy định: “Cán bộ cảnh sát giao thông có quyền được trưng dụng các loại phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật”.

Trước các phản ứng trái chiều của dư luận liên quan đến quy định này, trả lời trên Báo Pháp luật TP.HCM, Thiếu tướng Trần Thế Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp (Bộ Công an) cho biết: “Theo luật, chỉ có bộ trưởng Bộ Công an hoặc chủ tịch UBND cấp tỉnh mới có quyền quyết định trưng dụng tài sản.”

“Điểm mấu chốt là nhiều người không hiểu giữa trưng dụng và huy động nên có phản ứng trái chiều”.

Tướng CA lên tiếng về việc CSGT được trưng dụng tài sản của dân ảnh 1

Theo Thiếu tướng Quân “Quyền trưng dụng” trong Luật CAND năm 2005 được hiểu là quyền huy động xe để truy đuổi tội phạm hoặc đưa người gặp nạn đi cấp cứu. Trưng dụng ở đây được hiểu là Nhà nước mượn tài sản của người dân trong thời gian nhất định, thông qua quyết định hành chính và quy trình chặt chẽ. Có thể hiểu nôm na là trưng dụng ngày xưa và trưng dụng bây giờ là khác nhau.

Nếu là trưng dụng tài sản thì CSGT chỉ được thực thi khi có quyết định bằng văn bản của bộ trưởng Bộ Công an hoặc chủ tịch UBND cấp tỉnh, xảy ra trong các trường hợp vì an ninh quốc gia.

Cũng trên báo Pháp luật TP.HCM, trả lời câu hỏi của phóng viên về sự khác nhau giữa trưng dụng và huy động Thiếu tướng Trần Thế Quân phân tích rằng: “Trưng dụng và huy động có thể có hình thức giống nhau nhưng khác nhau về trình tự, thẩm quyền.

Huy động mang nhiều tính tự nguyện, không thể bắt buộc. Người có tài sản huy động có thể từ chối, tuy nhiên cũng có thể bị chế tài.

Trưng dụng thì chặt chẽ hơn, theo quyết định của bộ trưởng Bộ Công an hoặc chủ tịch UBND cấp tỉnh. Lúc này người có tài sản trưng dụng phải chấp hành, nếu không sẽ bị cưỡng chế và bị phạt hành chính hoặc hình sự. Cả hai có điểm chung là nếu sử dụng tài sản gây thiệt hại thì Nhà nước sẽ bồi thường.

Tướng CA lên tiếng về việc CSGT được trưng dụng tài sản của dân ảnh 2

Thiếu tướng Trần Thế Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp (Bộ Công an).

Trong trường hợp một người đang đi trên đường bị CSGT huy động điện thoại di động theo Thiếu tướng Trần Thế Quân, người dân có quyền yêu cầu CSGT đưa ra giấy tờ, viết giấy xác nhận. Người dân cũng có quyền từ chối bị huy động tài sản. Các quyền tài sản của người dân là không thể xâm phạm song trong một số trường hợp, người dân có thể bị chế tài. Ví dụ, CSGT huy động taxi đưa người đi cấp cứu nhưng tài xế không chấp hành mà xảy ra chết người thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Những trường hợp CSGT được quyền huy động bao gồm việc đuổi bắt người phạm tội, người gây tai nạn nhưng bỏ chạy, chở người bị nạn đi cấp cứu, sử dụng phương tiện giải tỏa vật cản gây ùn tắc giao thông, giải phóng hiện trường tai nạn…

Khi thực thi các quyền này, người trưng dụng hoặc huy động phải có trách nhiệm bảo vệ tài sản, bảo đảm quyền riêng tư, bí mật cá nhân

Khi trưng dụng hay huy động nếu xảy ra hư hại thì đều phải bồi thường, về vật chất lẫn tinh thần. Trước tiên, hai bên sẽ thỏa thuận, nếu không đồng ý thì người dân có quyền kiện ra tòa.

Nếu khi trưng dụng, huy động điện thoại của người dân, mọi hình ảnh hoặc thông tin bị mất thì người trưng dụng, huy động phải tìm các biện pháp kỹ thuật để khôi phục nhưng không được thì phải thỏa thuận bồi thường, người dân không đồng ý thì khởi kiện.

Với trường hợp người dân dùng điện thoại để quay, chụp CSGT tiêu cực và CSGT lấy quyền huy động để thu giữ và xóa hình ảnh thì người dân có quyền từ chối nếu lý do không chính đáng.

Trường hợp sử dụng tài sản huy động vào mục đích cá nhân hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi thì có thể bị phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.

Người dân có quyền kiểm tra thông tin của CSGT thông qua thẻ tuần tra, kiểm soát hoặc giấy chứng nhận ngành công an. Nếu cảm thấy những giấy tờ đó bị làm giả, người dân có thể yêu cầu được liên lạc với chỉ huy của CSGT đó để kiểm tra hoặc liên hệ đến công an gần nhất… Nếu người dân vẫn nghi ngờ thì hoàn toàn có quyền từ chối giao tài sản.

M.K

Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
(Ngày Nay) -  Hà Nội có 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông rõ rệt. Cùng với sự thay đổi của thời tiết, mỗi mùa, Hà Nội lại có vẻ đẹp rất riêng khi khoác lên mình chiếc áo mới, được tô điểm bởi sắc màu của một loài hoa chủ đạo. Yêu tha thiết Hà Nội, mê mẩn với những loài hoa, họa sỹ Nguyễn Quang Vinh đã dành nhiều tâm sức để đưa 12 loài hoa đặc trưng cho 12 tháng trong năm vào bộ tem bưu chính “Hà Nội 12 mùa hoa”.
Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
(Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
Ảnh minh họa
Nhiều trẻ nhỏ, người già được “giải cứu” khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân
(Ngày Nay) -  Sáng 28/4, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin về một chiếc xe 16 chỗ bị đột ngột hỏng trên cao tốc Pháp Vân (cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tỉnh Nghệ An). Chủ Facebook Nghĩa Đào viết: “Nghỉ lễ thuê xe về quê. Số nhọ hỏng xe cách Hà Nội 90km. Cả nhà đứng đường suốt 3 tiếng từ 6h30 đến 9h30. Gọi điện cho công ty thuê xe báo điều xe khác từ Hà Nội lên. Càng chờ càng mất hút...".
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.