Xét xử nhóm lợi dụng chương trình “Trái tim Việt Nam" để lừa đảo

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Thông qua chương trình “Trái tim Việt Nam”, các bị cáo đã chiếm đoạt hơn hơn 60 tỷ đồng.
Các bị cáo tại phiên tòa. (Ảnh: Kim Anh/TTXVN)
Các bị cáo tại phiên tòa. (Ảnh: Kim Anh/TTXVN)

Ngày 2/8, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nhóm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua chương trình “Trái tim Việt Nam.”

Năm bị cáo trong vụ án này đều là lãnh đạo và cán bộ Trung tâm Hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam, gồm: Trần Đức Trung (sinh năm 1961, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên); Bùi Thị Oanh (sinh năm 1956), Phạm Văn Lực (sinh năm 1978), Nhâm Sỹ Phúc (sinh năm 1967) và Phan Thị Thoa (sinh năm 1989) đều nguyên là nhân viên của Trung tâm.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Trung tâm Hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới được Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn thành lập năm 2013, do Trần Đức Trung làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, bà Lê Thị Hằng (sinh năm 1963, đã chết) làm Tổng Giám đốc.

Từ tháng 4/2015, các bị cáo lấy danh nghĩa Trung tâm để tổ chức chương trình “Trái tim Việt Nam,” đưa ra chính sách bất khả thi, hứa hẹn hỗ trợ lại với lãi suất cao để lôi kéo người dân nộp tiền cho Trung tâm.

Để tạo niềm tin, các bị cáo tổ chức tuyên truyền, hội thảo để “dụ mồi.” Bị cáo Trần Đức Trung cùng Lê Thị Hằng soạn tâm thư, thư kêu gọi ủng hộ Trung tâm và Chương trình “Trái tim Việt Nam” rồi giao cho bà Hằng đi xin chữ ký ủng hộ của nhiều người.

Quá trình tuyên truyền, các bị cáo thường xuyên đưa thông tin sai sự thật về nguồn vốn của Trung tâm; tuyên truyền, hứa hẹn với người tham gia trong khoảng thời gian nhất định sẽ nhận được tiền theo chính sách.

Tuy nhiên, nguồn tiền để chi trả hầu hết là lấy của người tham gia sau trả cho người tham gia trước, một số rất ít là tiền ủng hộ của một số nhà hảo tâm, ngoài ra Trung tâm không có nguồn thu nào khác.

Với thủ đoạn trên, các bị cáo đã lập 26 điểm tư vấn, sáu nhóm thu tiền và thông qua các điểm tư vấn, nhóm thu tiền để thu tiền của người tham gia tại 16 tỉnh, thành phố, sau đó chuyển tiền về Trung tâm và Văn phòng 102 Trường Chinh (Hà Nội) tổng cộng khoảng 148 tỷ đồng.

Cáo trạng xác định, thông qua chương trình “Trái tim Việt Nam,” Trần Đức Trung và đồng phạm đã chiếm đoạt hơn 49 tỷ đồng của hơn 1.000 bị hại. Riêng bị cáo Trung chiếm hưởng 26,3 tỷ đồng.

Cuối năm 2015, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn giải thể Trung tâm Hỗ trợ người nghèo nhưng các bị cáo tiếp tục móc nối để tổ chức chương trình “Liên kết ba bên,” hoạt động theo mô hình đa cấp để bán thực phẩm chức năng.

Qua chương trình “Liên kết ba bên,” các bị cáo tiếp tục thu về gần 17,5 tỷ đồng của 104 người tham gia trên khắp cả nước. Sau đó, Trung chi trả một phần tiền cho những người tham gia chương trình “Trái tim Việt Nam,” còn lại chiếm đoạt 2,7 tỷ đồng.

Dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty TNHH Xuân Trường Hoành Bồ làm chủ đầu tư.
Hà Nội: Sau đấu giá, quy hoạch nhà ở cao tầng được điều chỉnh về thấp tầng
(Ngày Nay) - Ô đất TT-07 (tên cũ là CT–04, nằm tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trước đây từng được quy hoạch để thực hiện dự án nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên, sau khi kết quả trúng đấu giá được phê duyệt, ô đất này bất ngờ được thay đổi quy hoạch thành đất ở thấp tầng, để thực hiện dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long.
Kiến tạo tương lai cùng AI
Kiến tạo tương lai cùng AI
(Ngày Nay) - Việc công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) lần đầu tiên được sử dụng để xử lý các câu hỏi trong chương trình “Giao lưu trực tuyến” với người dân vào ngày 19/12 tới của Tổng thống Nga Vladimir Putin, đã chứng minh rằng khai thác tiềm năng và sức mạnh của AI trong mọi lĩnh vực đang trở thành xu hướng chủ đạo trên thế giới.