13 câu hỏi của Tổng Bí thư

13 câu hỏi của Tổng Bí thư

Khoảng một tuần sau, tôi (cố thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - Ngày Nay) đến gặp Tổng Bí thư để trả lời về câu hỏi đầu tiên mà Ông đưa ra lần trước. Tuy nhiên, điều bất ngờ là ngay khi gặp Ông nói: “Hiện tại chưa nên gọi đây là văn kiện chiến lược, mà tạm gọi đây là một công trình nghiên cứu khoa học. Nhưng đúng là cần phải nghiên cứu về vấn đề này. Trên cơ sở các tài liệu được cung cấp, tôi có một số câu hỏi cần các anh giải đáp”, Ông nói.

BÀI 2:

13 CÂU HỎI CỦA TỔNG BÍ THƯ

Cụ thể, Tổng Bí thư đặt ra một loạt câu hỏi: Đường lối quân sự Việt Nam trong thời kỳ hiện nay có chưa? Có cần thiết phải xây dựng tư tưởng Chiến lược Quốc phòng và đường lối định hướng không? Văn kiện này có vai trò như thế nào trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc? Tính chất chiến tranh trong tương lai sẽ như thế nào? Xu thế phát triển của khoa học kỹ thuật ra sao? Mặt trận nào, lĩnh vực nào sẽ là trọng tâm? Đối tác, đối tượng là như thế nào? Ai sẽ là đồng minh tin cậy của Việt Nam? Mục tiêu chiến đấu của ta là gì? Quân đội Việt Nam xây dựng lực lượng như thế nào? Bố trí thế trận quốc phòng, khu vực phòng thủ ra sao? Mô hình tổ chức, cơ chế lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với Quân đội như thế nào? Cuối cùng là cần có một quan điểm tổng thể về Quốc phòng – Quân sự như thế nào?

Đồng thời trong quá trình đặt câu hỏi, Ông cũng tự trả lời một số câu và nói là gợi ý: “Có phải thế không?”. Tôi ghi chép kỹ, sau đó chia tay Ông ra về.

Khi về và đọc lại 13 câu hỏi ấy, tôi cùng nhóm soạn thảo rất ngỡ ngàng và ngạc nhiên, bởi Tổng Bí thư là người chưa từng kinh qua môi trường chiến tranh và chưa tham gia Quân đội. Công việc của Ông cũng không gần với lĩnh vực quân sự (trừ vị trí Bí thư Thành ủy kiêm Bí thư Đảng ủy quân sự Hà Nội). Ông cũng chưa được đào tạo về nghệ thuật quân sự bao giờ. Nhưng những vấn đề Ông nêu ra đều “trúng huyệt” và trong đó có nhiều việc chúng ta đang còn yếu kém, là những vấn đề còn tồn đọng.

13 câu hỏi của Tổng Bí thư ảnh 2

Toàn bộ 13 câu hỏi ban đầu của Tổng Bí thư đã khiến chúng tôi ngỡ ngàng về sự am hiểu tường tận của Ông về những vấn đề của nền quốc phòng Việt Nam. Nhưng đồng thời những câu hỏi này cũng giúp chúng tôi có định hướng để nghiên cứu tiếp, đồng thời tạo ra động lực mạnh mẽ cho nhóm nghiên cứu. Chúng tôi đã bỏ rất nhiều công sức để nghiên cứu và trả lời 13 câu hỏi đó, với ý định là có dịp sẽ lên báo cáo Tổng Bí thư bằng một văn bản đầy đặn, kỹ lưỡng.

Khoảng ba tháng sau, tôi cùng Trung tướng Nguyễn Đình Chiến – Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng, lên báo cáo Tổng Bí thư. Không ngờ khi gặp, Ông bảo: “Các chú khoan hãy báo cáo. Tôi đã nghiên cứu, cho tôi thử trả lời trước”. Thế là chúng tôi cất bản báo cáo đã chuẩn bị để nghe Ông nói. Tôi nhớ hôm đó, trong hơn hai tiếng đồng hồ, Tổng Bí thư đã tự trả lời 13 vấn đề mà Ông đặt ra lần trước. Lại một lần nữa, tôi ngỡ ngàng trước sự uyên bác, vốn hiểu biết sâu rộng của Ông về chiến lược Quốc phòng, Khoa học Quân sự - những lĩnh vực mà Tổng Bí thư vốn không quá quen thuộc.

Khi Tổng Bí thư tạm dừng lời, tôi mạnh dạn xin phép hỏi: “Thưa Anh, Anh không làm về quân sự, quốc phòng, mà sao lại có được những hiểu biết mang tầm chiến lược, nhưng cũng rất cụ thể, cận kẽ và trúng như thế này?”. Tổng Bí thư cười, mở lòng với chúng tôi: “Kiến thức quân sự, quốc phòng là của các chú, từ sách báo, tài liệu rất nhiều, còn mình nhìn qua lăng kính của người nghiên cứu tự học thôi. Vừa học vừa làm mà”. Đấy là một bài học rất lớn mà chúng tôi học được từ Tổng Bí thư trong quá trình phục vụ Ông xây dựng chiến lược Quốc phòng, Quân sự. Theo cảm nghĩ của chúng tôi, đấy cũng là cách để đồng chí Tổng Bí thư tiếp cận vấn đề và thể hiện trách nhiệm rất cao của mình với tư cách Bí thư Quân ủy Trung ương.

13 câu hỏi của Tổng Bí thư ảnh 3

Từ sự định hướng của Tổng Bí thư, chúng tôi đã mạnh dạn soạn thảo hai văn kiện: Văn kiện thứ nhất là “Ý kiến của Tổng Bí thư về 13 vấn đề đối với Quốc phòng, Quân sự Việt Nam”; văn kiện thứ hai là Công văn của Quân ủy Trung ương gửi Bộ Chính trị xin “Đề nghị xây dựng Chiến lược Quốc phòng, Quân sự”.

Đó là năm 2013, văn kiện dự kiến sẽ trình Bộ Chính trị xin chỉ đạo xây dựng Chiến lược Quốc phòng, Quân sự Việt Nam.

Thời điểm bấy giờ, ta thường tuyên bố với thế giới về chính sách quốc phòng của Việt Nam bằng những câu, kiểu như: “Bảo vệ Tổ quốc từ sớm từ xa”, hay “Chính sách quốc phòng Việt Nam là hòa bình tự vệ”, “Trong ấm, ngoài êm”, rồi “Ba không”,… Nếu tôi nhớ không nhầm đều là những phát ngôn tự nhiên của Tổng Bí thư trong các bài phát biểu về Quốc phòng, Quân sự trong những hội nghị Quân ủy, Quân chính toàn quân, họp với Bộ Quốc phòng… Đấy là những tiền đề để sau này nâng tầm, khái quát hóa thành những nội dung mang tính chủ trương và phương châm lớn của Đảng và Nhà nước ta.

Việc soạn thảo Chiến lược Quốc phòng Việt Nam ban đầu gặp không ít khó khăn, trong đó vấn đề quan trọng đầu tiên là phải xác định được mục tiêu cơ bản của Chiến lược Quốc phòng, Quân sự Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là gì? Từ đó làm rõ những nội dung mới của Chiến lược Quốc phòng, Quân sự?

Chúng tôi ý thức được rằng, có những vấn đề mới nêu ra sẽ gây tranh cãi, ví dụ một vấn đề tưởng đơn giản, đó là đặt vấn đề hòa bình trong Chiến lược Quốc phòng như thế nào? Hòa bình có phải là mục tiêu của quốc phòng không?...

Nhìn chung, việc soạn thảo văn kiện Chiến lược Quốc phòng nếu chưa xác định được mục tiêu cơ bản thì chiến lược sẽ trở nên xa rời thực tế, giống như con rồng trong tranh chưa được điểm nhãn thì sẽ không có hồn.

Tôi nhớ và tâm đắc mãi một phương châm của Tổng Bí thư, đó là: “Trong công tác nghiên cứu chiến lược, không thể nào quá cầu toàn. Quá cầu toàn sẽ không bao giờ có thể hoàn thành. Tuy nhiên, Chiến lược thì phải rất khoa học, chính xác, biện chứng và không được phép sai”.

13 câu hỏi của Tổng Bí thư ảnh 4

Suy ngẫm từ những cuộc làm việc trực tiếp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xung quanh 13 câu hỏi mà Ông đặt ra, tôi nhận thấy đó cũng chính là phương pháp luận khoa học của một nhà nghiên cứu lý luận khi tiếp cận với một lĩnh vực mới và đặc thù. Ngay trong nội dung và bố cục của 13 câu hỏi cũng đã hàm chứa tư duy triết học biện chứng để định hướng cho quá trình đi tìm lời giải đối với những mâu thuẫn đang tồn tại và sự vận động mang tính quy luật liên quan tới những điều hệ trọng và cấp bách nhất trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc cả trước mắt, cũng như lâu dài. Cũng từ 13 câu hỏi của Tổng Bí thư, nhóm nghiên cứu chúng tôi hiểu rằng, để tiến tới có được một văn kiện có tầm cỡ như vậy thì câu hỏi tiếp theo được đặt ra: Đâu là điều cốt lõi nhất để tạo ra bước đột phá trong tư duy xây dựng Chiến lược Quốc phòng mới của Việt Nam?

(Còn nữa)

Trích bài viết của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã mất ngày 14/9/2023.

Bài đã đăng trong sách “Một số vấn đề về đường lối quân sự, chiến lược quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – NXB Chính trị quốc gia Sự thật - Xuất bản tháng 6/2023.

TIN LIÊN QUAN
Thủ đô Hà Nội mưa to đến rất to, gió giật cấp 9-11
Thủ đô Hà Nội mưa to đến rất to, gió giật cấp 9-11
(Ngày Nay) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng 7/9, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 11, giật cấp 13; đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 6, giật cấp 10; khu vực Móng Cái (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; Cửa Ông (Quảng Ninh) cấp 7, giật cấp 8.
Công ty Cổ phần VNG phát đi thông báo liên quan đến thông tin lực lượng công an đến trụ sở ngày 6/9.
VNG bổ nhiệm Quyền Tổng Giám đốc giữa “giông bão”
(Ngày Nay) - Đêm qua (6/9/2024), Công ty Cổ phần VNG phát đi thông báo liên quan thông tin lực lượng công an đến trụ sở vào sáng cùng ngày. Sự kiện xảy ra chỉ vài ngày trước sinh nhật lần thứ 20 của doanh nghiệp này.
Bùng phát dịch bệnh lưỡi xanh ở Na Uy
Bùng phát dịch bệnh lưỡi xanh ở Na Uy
(Ngày Nay) - Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH) ngày 6/9 thông báo, Na Uy vừa ghi nhận một ổ dịch bệnh lưỡi xanh tại một trang trại chăn nuôi cừu ở miền Nam nước này.
Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm trong tháng 8
Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm trong tháng 8
(Ngày Nay) - Theo báo cáo được Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 6/9, tăng trưởng việc làm của nước này trong tháng 8/2024 thấp hơn kỳ vọng, song tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức 4,2% cho thấy thị trường lao động đang chậm lại một cách ổn định, làm gia tăng khả năng sẽ không có một đợt cắt giảm lãi suất lớn trong cuộc họp tới đây của Cục Dự trữ liên bang (Fed) .
Tám tháng đầu năm 2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 11,4 triệu lượt người, tăng 45,8% so với cùng kỳ năm trước.
Hơn 1,4 triệu khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 8
(Ngày Nay) - Trong tháng 8/2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 1,43 triệu lượt người, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 11,4 triệu lượt người, tăng 45,8% so với cùng kỳ năm trước và tăng 1% so với cùng kỳ năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch COVID-19.
Biệt thự tại số 49 phố Trần Hưng Đạo - 46 phố Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) trong dự án "Hồi sinh một di sản kiến trúc Pháp". Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN.
Xây dựng cơ chế khai thác hiệu quả biệt thự công tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Những năm gần đây, việc quản lý, sử dụng các biệt thự công được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn Hà Nội mặc dù được quan tâm nhưng chất lượng nhiều biệt thự đã xuống cấp, không có đủ kinh phí để bảo trì, cải tạo, sửa chữa.