5 điều ít biết về giải thưởng Nobel

Thông tin về cuộc đề cử được giữ kín trong 50 năm, lễ trao giải Nobel Hòa bình diễn ra ở Na Uy trong khi các lĩnh vực khác ở Thụy Điển là một số điều thú vị về giải thưởng Nobel.
5 điều ít biết về giải thưởng Nobel
5 điều ít biết về giải thưởng Nobel - anh 1

Ảnh minh họa

"Ông tổ" sáng lập giải thưởng là ai?

Alfred Nobel – nhà khoa học và nhà phát minh nổi tiếng người Thụy Điển – là người khai sinh ra giải thưởng Nobel trong các lĩnh vực gồm y học, hóa học, văn học và hòa bình. Các giải thưởng được trao lần đầu tiên vào năm 1901, 5 năm sau khi Alfred Nobel qua đời.

Tuy nhiên, giải Nobel Kinh tế không phải là ý tưởng của Alfred Nobel mà do Ngân hàng Trung ương Thụy Điển khởi xướng vào năm 1968 để tưởng nhớ ông. Dù được trao cùng các giải khác và tiêu chí chọn người chiến thắng là như nhau, giải Nobel Kinh tế không cùng nguồn gốc như 4 lĩnh vực còn lại.

5 điều ít biết về giải thưởng Nobel - anh 2

Nhà hoạt động nữ quyền 17 tuổi người Pakistan - Malala Yousafzay - nhận giải Nobel Hòa bình 2014. Ảnh: Reuters

Bí mật

Theo quy tắc, Viện Hàn Lâm Thụy Điển nghiêm cấm giám khảo tiết lộ cuộc thảo luận của họ về giải Nobel trong 50 năm. Điều này có nghĩa là chúng ta không thể biết trước được chắc chắn về cách thức giám khảo lựa chọn ứng viên cho giải Nobel năm 2015 và người nào có trong danh sách của từng lĩnh vực.

Các giám khảo phải tránh "úp mở" về người chiến thắng trước khi kết quả cuối cùng được đưa ra. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ. Ví dụ năm ngoái, thông tin về việc nhà văn Pháp Patrick Modiano giành giải Nobel Văn học được bàn tán xôn xao trong nhiều ngày trước lễ trao giải.

Ai có thể giành giải?

5 điều ít biết về giải thưởng Nobel - anh 3

Nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel là ứng viên sáng giá cho giải Nobel Hòa bình năm nay. Ảnh: Times

Hàng nghìn người trên thế giới đáp ứng đủ điều kiện của ban tổ chức đều có thể trở thành ứng viên cho giải Nobel. Họ gồm giáo sư các trường đại học, chính trị gia, người từng đạt giải Nobel trước đó và chính thành viên của Ủy ban.

Những người đề cử có thể nêu đề nghị của họ một cách công khai, đặc biệt với giải Nobel Hòa bình. Nhờ đó, chúng ta có thể biết Thủ tướng Đức Angela Merkel, Giáo hoàng Francis, cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden… là những nhân vật nổi bật trong 273 ứng cử viên cho giải Nobel Hòa bình năm nay.

Trao giải ở đâu?

Giải Nobel Hòa bình được trao ở Oslo, Na Uy, trong khi các giải khác sẽ diễn ra ở Thụy Điển. Điều này thể theo nguyện vọng của người sáng lập giải Alfred Nobel.

Đôi khi một số bất đồng xảy ra giữa Quỹ Nobel ở thành phố Stockholm – đơn vị quản lý tiền thưởng – và Ủy ban Nobel ở thành phố Oslo.

Làm thế nào để giành giải?

Câu trả lời là sự kiên nhẫn. Các nhà khoa học thường phải đợi hàng chục năm để giám khảo của giải thưởng chú ý tới. Họ muốn chắc chắn rằng mọi đề cử phải trải qua thử thách thời gian.

Giải thưởng Nobel thường được trao cho những người mang lại lợi ích cho nhân loại, những người có trách nhiệm trong việc duy trì mối liên giao giữa các dân tộc, bãi bỏ hoặc giảm sự hiện diện thường trực của quân đội và thúc đẩy tiến trình hòa bình cho nhân loại.

Xem thêm:

- Nobel Vật lý được trao cho người giải mã bí ẩn hạt neutrino "ma quái"

- Giải Nobel: Những điều ít được nói đến

- Huy chương giải Nobel năm 1962 đã từng bị đem bán đấu giá

Theo Zing News

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Mỹ tìm cách tăng cường viện trợ cho Gaza
(Ngày Nay) - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Jordan để thảo luận về các cách thức thúc đẩy vận chuyển hàng viện trợ đến Dải Gaza và thảo luận về tình hình căng thẳng trong khu vực thời gian qua.
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
(Ngày Nay) - Theo Báo cáo kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng qua ước đạt 6.28 tỷ USD, tăng 7.4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là vốn FDI thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.