Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tùy theo từng giai đoạn lịch sử khác nhau, quốc hiệu cũng có những thay đổi thích ứng cùng yêu cầu mà thời đại đặt ra. Nếu căn cứ vào cách phân chia lịch sử dân tộc ta thành các thời kỳ lớn cụ thể như thời kỳ dựng nước, thời kỳ đấu tranh giành độc lập, thời kỳ độc lập tự chủ và thời kỳ thống nhất lãnh thổ thì quốc hiệu Việt Nam xuất hiện ở bối cảnh đất nước đã thống nhất lãnh thổ.

Nhà nước là một hiện tượng xã hội, tồn tại ở trong các xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp. Vì thế trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, Ph.Ăngghen cho rằng, nhà nước là một phạm trù lịch sử: “Nhà nước là sản phẩm của một xã hội đã phát triển tới một giai đoạn nhất định” khi “xã hội đó đã bị phân thành những mặt đối lập không thể điều hòa mà xã hội đó bất lực không sao loại bỏ được“ .

Nhà nước ra đời để đáp ứng yêu cầu duy trì trật tự và thống trị xã hội của giai cấp thống trị, để cho cuộc đấu tranh giai cấp không đi đến sự tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả xã hội, để duy trì xã hội trong vòng “trật tự”. V. I. Lênin cho rằng, khi trong xã hội xuất hiện “biểu hiện của mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được” thì nhà nước ra đời; rằng “bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại: sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được” .

Theo quan điểm Mác xít, sự xuất hiện nhà nước là do sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến sự xuất hiện chế độ tư hữu, còn nguyên nhân trực tiếp đẫn tới sự xuất hiện nhà nước là do mâu thuẫn giai cấp trong xã hội gay gắt không thể điều hòa được.

Quốc hiệu là tên gọi chính thức của một quốc gia, nó có ý nghĩa biểu thị chủ quyền lãnh thổ, bên cạnh đó danh xưng chính thức được dùng trong ngoại giao, thể chế và mục tiêu chính trị của một nước. Nhà nước và quốc hiệu có mối quan hệ thống nhất với nhau trong đó nhà nước đóng vai trò quyết định đến quốc hiệu. Vì việc lựa chọn đưa ra một quốc hiệu mới hay giữ nguyên quốc hiệu cũ phụ thuộc nhu cầu, lợi ích vào giai cấp thống trị nhà nước quyết định. Giai cấp nào nắm quyền thống trị mặt kinh tế, chi phối đến chính trị sẽ chọn việc đặt quốc hiệu. Mặc dù vậy, quốc hiệu cũng có vai trò nhất định đến nhà nước bởi thông qua những quốc hiệu được đặt sẽ phần nào phản ánh mục tiêu, bản chất nhà nước nó đại diện.

Tuy nhiên, đối với lịch sử Việt Nam thì việc xuất hiện nhà nước và các quốc hiệu có nét khác biệt. Nhà nước đầu tiên của Việt Nam hình thành bên cạnh yếu tố phân hóa giai cấp trong xã hội thì còn chịu sự chi phối bởi nhu cầu trị thủy, chống giặc ngoại xâm.

Mỗi nhà nước sau khi được thành lập với các quốc hiệu khác nhau nhưng giai cấp cầm quyền nước ta vẫn luôn chú trọng đến hai mục tiêu hàng đầu là bảo đảm sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chú trọng sản xuất nhất là sản xuất nông nghiệp đảm bảo đời sống nhân dân no ấm.

Quốc hiệu nước ta như các yếu tố về lãnh thổ, cư dân nước ta được ra đời, định hình trong cả quá trình lâu dài, phức tạp suốt tiến trình lịch sử. Trước yêu cầu của xã hội về thực hiện công tác thủy lợi, trị thủy và những thách thức từ giặc ngoại xâm đã tác động và việc hình thành nhà nước đầu tiên - Nhà nước Văn Lang. Lúc này sự phân hóa giai cấp chưa thực sự sâu sắc nhưng nhà nước với quốc hiệu Văn Lang đã đảm nhiệm được hai nhiệm vụ chung vì cộng đồng là tiến hành xây dựng các công trình thủy lợi, tổ chức chiến đấu chống ngoại xâm.

Văn Lang là quốc hiệu đầu tiên, đặt cơ sở vững chắc cho sự tồn tại, phát triển những giai đoạn tiếp theo của quốc gia, dân tộc ta. Khi giặc ngoại xâm ngày càng đe dọa to lớn vào cuối đời các vua Hùng, Thục Phán là người có công lao to lớn kết thúc kháng chiến đã xưng là An Dương Vương lập ra nước Âu Lạc. Quốc hiệu Âu Lạc là sự hợp thành của Tây Âu và Lạc Việt, sự hợp nhất cả dân cư cùng lãnh thổ của nhóm người Tây Âu và Lạc Việt. Âu Lạc đã tiếp tục nối tiếp, phát triển những thành tựu đã có từ thời Văn Lang. Quốc hiệu Văn Lang - Âu Lạc đánh dấu thời kỳ dựng nước.

Đến năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng Đế đặt quốc hiệu là Vạn Xuân. Một số tài liệu còn gọi đây là nhà tiền Lý. Mặc dù nhà nước Vạn Xuân còn mang tính chất sơ khai, mộc mạc nhưng đã bước đầu thể hiện tính độc lập của ý thức dân tộc, sự vươn lên tự khẳng định chủ quyền, tính độc lập của đất nước sau quãng thời gian hơn 500 năm chịu ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Đồng thời khẳng định ý thức dân tộc, niềm tin vào sức mạnh của nhân dân trong việc bảo vệ nền độc lập, tự chủ của dân tộc. Những chiến thắng đó cho thấy khả năng tiềm tàng của một dân tộc bền bỉ đấu tranh chống lại thống trị của thế lực phương Bắc to lớn để không bị đồng hóa, để tiếp tục phát triển sản xuất kinh tế.

Sau chiến thắng của Đinh Bộ Lĩnh đất nước ta trở lại cảnh thống nhất, thái bình, ông lên ngôi tự xưng Hoàng Đế vào năm 968. Đinh Tiên hoàng đặt tên nước Đại Cồ Việt, chọn Hoa Lư làm nơi đóng đô. Nhà nước Đại Cồ Việt ở thời Đinh - Tiền Lê, bộ máy triều nghi cơ bản vẫn theo mô hình nhà Tống cùng những mầm mống cho sự xuất hiện nền văn hóa mang tính dân tộc. Sự xác lập một nhà nước đứng đầu là hoàng đế, có quốc hiệu riêng, có nhà nước riêng.

Vào năm 1054, vua Lý Thánh Tông đặt quốc hiệu là Đại Việt cho đến 1175 nhà Tống mới bắt đầu thừa nhận chủ quyền quốc gia của Đại Việt. Nhà Lý đã cùng nhân dân cả nước bảo vệ, củng cố chủ quyền bằng kháng chiến chống Tống, mở rộng thêm biên giới về phía Nam cũng như sáp nhập thêm các châu.

Triều đình phong kiến đã có nhiều nỗ lực xây dựng chính quyền tập trung bằng tổ chức bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương của đồng bằng sông Hồng. Nhà Lý khéo léo sử dụng các biện pháp mềm dẻo thu phục lực lượng thống trị tại các địa phương vùng núi xa xôi nhưng đồng thời cũng sử dụng biện pháp trấn áp bằng lực lượng quân sự khi cần thiết nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền đất nước. Sau 216 năm cầm quyền nhà Lý suy vong, nhà Trần lên nắm giữ chính quyền nhanh chóng đưa trật tự xã hội đi vào ổn định, sắp xếp chính quyền, tăng cường lực lượng quân sự để bảo đảm giữ được chủ quyền, thống nhất đất nước.

Về sau, Hồ Quý Ly lập nên nhà Hồ lấy quốc hiệu là Đại Ngu nhưng chỉ tồn tại trong quãng thời gian ngắn ngủi từ 1400 đến 1407. Đại Việt lại lâm vào cảnh Bắc thuộc lần thứ hai (1407 -1427) chịu sự tác động mạnh mẽ của văn hóa Đông Á, Nho giáo Trung Hoa. Sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt mở đầu cho triều đại Lê Sơ. Đại Việt thời Lê Sơ đã dần ổn định, phát triển về mọi mặt và là một xã hội có tính đẳng cấp rõ rệt.

Thế kỷ XIX ở châu Á diễn ra đầy biến động, phức tạp. Mối quan hệ giữa tư bản chủ nghĩa phương Tây chuyển từ tôn trọng chủ quyền lẫn nhau, thương mại tự do chuyển sang trạng thái đối địch, sử dụng vũ lực thực hiện ý đồ riêng. Lúc này, nhà Nguyễn vừa thành lập vừa tập trung củng cố quyền lực của mình trong nước lại phải tính cách ứng phó với bối cảnh đầy rối ren bên ngoài. Nhà nước được tổ chức theo mô hình tập quyền chuyên chế, hoàng đế nắm giữ tất cả mọi quyền điều hành. Vua Gia Long cử sứ bộ sang Trung Quốc xin quốc hiệu, cầu phong vào 1803 thì đến 1804 nhà Thanh mới cử sứ sang phong vương cho Gia Long, quy định kỳ cống nạp. Kể từ đó quốc hiệu Việt Nam chính thức được thừa nhận, đi vào sử dụng. Chỉ đến 1838, quốc hiệu Việt Nam được nhà vua đổi thành Đại Nam.

Sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời chấm dứt sự tồn tại của nhà nước thuộc địa nửa phong kiến, mở ra một trang sử mới của sự phát triển nhà nước. Cuộc họp lần thứ nhất của Quốc hội vào ngày 02 tháng 3 năm 1946 đã thông qua bản Tuyên ngôn khẳng định chủ quyền nước Việt Nam độc lập, quyền lợi cùng nghĩa vụ của các dân tộc trên đất nước ta, kiên quyết bảo vệ độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam. Lần đầu tiên hệ thống Nhà nước được xây dựng trên nguyên tắc nhà nước kiểu mới được thực hiện.

Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay ảnh 1

Ảnh minh họa

Qua những nét khảo lược về sự xuất hiện của các quốc hiệu của nước dùng ta tính từ thời kỳ sơ sử đến trước khi xuất hiện quốc hiệu Việt Nam đã giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn, đầy đủ hơn về nguồn gốc, vai trò của từng quốc hiệu ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau.

Mỗi quốc hiệu thường được đặt theo hệ danh xưng các tộc người truyền thống của nước ta gắn với phương hướng địa lý với những khát vọng, mong muốn về đất nước phát triển giàu đẹp như Văn Lang với nghĩa cuội nguồn văn hóa có sức mạnh lan tỏa; Vạn Xuân là mong muốn tốt đẹp bền lâu; Đại Cồ Việt có nghĩa hiên ngang, kiên cường; Đại Ngu thể hiện nguồn gốc dòng dõi cao quý. Quốc hiệu Việt Nam được đặt với mục đích chỉ rõ quốc gia của người Việt ở phương Nam để phân biệt với quốc gia của những người ở phương Bắc.

Suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước đầy gian khổ nhưng hết sức kiên cường, bất khuất của dân tộc ta thì sự xuất hiện nhà nước có các quốc hiệu cụ thể đó là minh chứng sống động cho tình yêu quê hương đất nước, quyết tâm bảo vệ non sông. Để tồn tại, phát triển, cả dân tộc ta đã tạo nên những trang sử vàng rực rỡ kết tinh thành những giá trị truyền thống tiêu biểu cho sức sống bền bỉ, bản lĩnh kiên cường của dân tộc. Theo tiến trình lịch sử, sự xuất hiện và tồn tại của các quốc hiệu sẽ để lại cho những thế hệ hôm nay, mai sau những bài học lịch sử, những di sản quý báu của cha ông.

Năm 1804, Việt Nam chính thức được thừa nhận về mặt pháp lý tạo cơ sở để thực hiện những chức năng cả về đối nội và đối ngoại. Thời đại thay đổi, thế giới biến động khôn lường nhưng quốc hiệu Việt Nam suốt 220 năm qua đã khẳng định vị thế cúa mình. Từ một nước bị cô lập, Việt Nam hiện nay đã gia nhập vào hầu hết các định chế quốc tế quan trọng của cộng đồng thế giới, trở thành một quốc gia có vị thế quan trọng trên trường quốc tế.

Từ khi Việt Nam là quốc hiệu chính thức của nước ta vào ngày 28/3/1804 đến nay đã 220 năm. Quốc hiệu Việt Nam là tên gọi thân thương, triều mến trong tâm thức của mỗi người dân Việt. Việc nghiên cứu, tìm hiểu về nguồn gốc, quá trình ra đời của quốc hiệu này sẽ giúp chúng ta nhìn nhận, đánh giá khách quan, đầy đủ về một sự kiện lịch sử từ đó rút ra những bài học cho thế hệ sau phải có những trân trọng, biết ơn để phấn đấu học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Trước những biến đổi khôn lường của thời đại, quốc hiệu Việt Nam tiếp tục là cơ sở vững chắc để xác lập, củng cố sự độc lập, thống nhất đi đến phát triển của dân tộc, đất nước Việt Nam.

Hiện trường vụ chìm sà lan cách đảo Lý Sơn 4 hải lý. Ảnh: TTXVN phát
Khởi tố điều tra vụ chìm tàu kéo, lật sà lan trên vùng biển Lý Sơn
(Ngày Nay) - Ngày 17/5, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Quảng Ngãi) đã có quyết định khởi tố vụ án tai nạn đường thủy làm 4 người chết, 5 người mất tích về tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy" theo Điều 272, Bộ luật Hình sự.
Triều Tiên phủ nhận cung cấp vũ khí cho Nga
Triều Tiên phủ nhận cung cấp vũ khí cho Nga
(Ngày Nay) - Ngày 17/5, bà Kim Yo Jong, em gái lãnh đạo Kim Jong Un, tiếp tục phủ nhận những đồn đoán về các giao dịch vũ khí giữa Triều Tiên và Nga, khẳng định đó là “nghịch lý ngớ ngẩn nhất”.
"Sư Thích Minh Tuệ" tên thật là Lê Anh Tú (43 tuổi, trú tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh).
Ban Tôn giáo Chính phủ thông tin về "sư Thích Minh Tuệ"
(Ngày Nay) - Ban Tôn giáo Chính phủ ngày 16/5 đã có gửi văn bản tới các Ban/Phòng Tôn giáo (Sở Nội vụ) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ban Dân tộc - Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu về công tác quản lý nhà nước liên quan đến Phật giáo trên địa bàn.
Quân đội Mỹ xây bến tàu ở Dải Gaza
Quân đội Mỹ xây bến tàu ở Dải Gaza
(Ngày Nay) - Vào thứ Năm, quân đội Mỹ đã hoàn thành việc xây dựng một bến tàu cho khu vực Gaza để chuẩn bị các chuyến hàng viện trợ nhân đạo tới khu vực bị cô lập trong cuộc xung đột giữa Israel và Hamas.