Đề tài nghiên cứu "lạ": Hội đồng khoa học của NAFOSTED nói gì?

Hội đồng khoa học của NAFOSTED cho rằng, tất cả các đề tài đó đều được đánh giá cao, cần cho thực tiễn.
Đề tài nghiên cứu "lạ": Hội đồng khoa học của NAFOSTED nói gì?

Sáng nay 30/12, Quỹ NAFOSTED cùng Hội đồng khoa học ngành Tâm lý học đã có buổi làm việc với Tạp chí Ngày Nay Online về một số đề tài khoa học có nội dung "lạ",

Các đề tài "lạ", gây tâm tư cho một số độc giả mà NAFOSTED đã tài trợ là: "Hành vi tham gia giao thông đường bộ của người dân đô thị ở nước ta hiện nay", "Đặc điểm giao tiếp của nhân viên Ngân hàng Thương mại Việt Nam", "Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giáo viên vùng đồng bằng sông Cửu Long", "Tính cách thanh niên Huế"...

Đề tài nghiên cứu "lạ": Hội đồng khoa học của NAFOSTED nói gì? - anh 1
Hội đồng Khoa học ngành Tâm lý - Giáo dục học của Quỹ NAFOSTED (GS Vũ Dũng và PGS Trần Quốc Thành lần lượt đứng vị trí thứ 4 và thứ 2 từ phải sang).

Theo ông Mai Thế Bình, Phó Giám đốc NAFOSTED, với 4 đề tài này, Quỹ đã tuân thủ chặt chẽ các khâu phê duyệt đề tài. Theo đó, Quỹ đã lập các hội đồng xét duyệt, lấy ý kiến chuyên gia phản biện về 4 đề tài này.

Kết quả là 4 đề tài đều đạt điểm số cao, được 100% thành viên trong Hội đồng khoa học đồng ý cấp Ngân sách tài trợ.

Việc xét duyệt các đề tài trên, theo ông Bình, đã thể hiện sự tôn trọng các nhà khoa học của Quỹ NAFOSTED nhưng vẫn đảm bảo đúng thủ tục như quy định.

Hội đồng khoa học (HĐKH) ngành, liên ngành được Quỹ thành lập theo nhiệm kỳ 3 năm để tư vấn xét chọn đề tài và đánh giá kết quả nghiên cứu. HĐKH Liên ngành Tâm Lý học, Giáo dục học là một trong 08 hội đồng KH thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, mỗi đề tài Quỹ mời 03 chuyên gia phản biện có thể trong hoặc ngoài Hội đồng và khi việc đánh giá xét chọn đã tuân thủ theo đúng quy trình, đảm bảo tính khách quan, khoa học thì kết luận và kiên nghị của HĐKH là cơ sở để Quỹ xem xét tài trợ thực hiện đề tài.

Còn GS Vũ Dũng, Viện trưởng Viện Tâm lý học (Ủy viên Hội đồng GS cấp Nhà nước), Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học liên ngành Tâm lý học, Giáo dục học thì cho rằng, 4 đề tài trên phù hợp với hướng tài trợ của NAFOSTED.

Thứ nhất, với đề tài về "Hành vi tham gia giao thông đường bộ của người dân đô thị ở nước ta hiện nay", trên thực tế, Việt Nam có nhiều biện pháp quản lý an toàn giao thông nhưng tai nạn vẫn nhiều. Nguyên nhân sâu xa của ý thức người dân kém là gì? Vì thế, đây là đề tài có tính thời sự.

Thứ hai, "Đặc điểm giao tiếp của nhân viên Ngân hàng Thương mại Việt Nam", là đề tài đề cập đến những nhân viên liên quan đến hầu hết các gia đình Việt Nam. GS Vũ Dũng cho biết, ông đi thực tế ở miền núi thấy bà con còn ngại vay vốn, vì một nguyên nhân là giao tiếp của nhân viên ngân hàng.

Còn PGS.TS Trần Quốc Thành, Trưởng Khoa Tâm lý - Giáo dục, ĐH Sư phạm Hà Nội, Thư ký Khoa học của Hội đồng thì cho rằng, không chỉ có nhân viên ngân hàng thương mại, mà nếu có điều kiện, vẫn có thể mở rộng nghiên cứu tâm lý của các ngành nghề khác.

Thứ ba, "Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giáo viên vùng đồng bằng sông Cửu Long" là đề tài đề cập đến vùng có nhiều khó khăn về giáo dục. Theo GS Vũ Dũng, nhìn chung, năng lực đội ngũ giáo viên ở vùng này còn hạn chế. Vì vậy cần nâng cao năng lực chuyên môn. Mà muốn là được thế phải có nghiên cứu trước.

PGS Trần Quốc Thành còn cho rằng, sau này, nếu có tài trợ thì có thể mở rộng nghiên cứu về giáo viên ở các vùng khác.

Thứ tư, "Tính cách thanh niên Huế" là một đề tài đặc biệt. GS Vũ Dũng cho biết, chúng ta đã có nghiên cứu về tính cách của người Hà Nội thì tại sao không nghiên cứu về tính cách người Huế.

Huế là vùng văn hiến ngày xưa có nét đặc trưng khác với Bắc Bộ và Nam Bộ. Thanh niên Huế có tỷ lệ vi phạm pháp luật ít nhất cả nước. Nhưng nơi đây có nền kinh tế thị trường chưa phát triển. Phải chăng do bản tính của họ là hiền hòa nên có phần thiếu năng động?

Do vậy phải nghiên cứu về tính cách thanh niên Huế; để làm cơ sở khái quát thành tính cách người Việt Nam.

Ở Mỹ và Trung Quốc đều có nghiên cứu về tính cách người dân nước mình. Còn Việt Nam thì chưa có công trình nghiên cứu nào tầm cỡ như vậy.

Hoàng Tuân

15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.
Ảnh minh họa
Hành trình “Theo dấu chân Người” ý nghĩa trong tháng 5
(Ngày Nay) -  “Theo dấu chân Người” là chủ đề chuỗi hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tháng 5/2024, hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024); 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).
Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo chiêu dùng thuốc an thần để chiếm đoạt tài sản
Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo chiêu dùng thuốc an thần để chiếm đoạt tài sản
(Ngày Nay) - Mới đây, Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp với Công an Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ một trường hợp có hành vi chiếm đoạt tài sản của thân nhân, bệnh nhân đi khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Chiêu thức của đối tượng phạm tội là mời nạn nhân sử dụng nước uống, thức ăn có chứa thuốc an thần.