Gánh nặng mưu sinh

Gánh nặng mưu sinh

Từ nhà vệ sinh, cho tới gầm cầu hay trên vỉa hè… người lao động thu nhập thấp tại Hong Kong (Trung Quốc) từ lâu đã không có nhiều lựa chọn để tìm nơi ăn uống và nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe cho chính mình, ngay cả khi mầm bệnh COVID-19 cũng như các bệnh truyền nhiễm khác đang diễn biến phức tạp.
_____________________
Gánh nặng mưu sinh ảnh 1

Bà Hung thức dậy lúc 6 giờ sáng mỗi ngày để chuẩn bị bữa trưa chỉ vỏn vẹn một suất cơm kèm rau, trước khi rời khỏi nhà tại khu Sao Cơ Loan tới Vịnh Đồng La.

Người phụ nữ góa chồng mưu sinh bằng nghề dọn dẹp nhà vệ sinh công cộng từ 7h sáng đến 3h chiều, bà chỉ có khoảng 1 tiếng để nghỉ ngơi và ăn trưa lúc 11h. Lấy từ trong túi hộp cơm đã chuẩn bị sẵn, bà Hung ngồi ăn ngay trên băng ghế bên ngoài nhà vệ sinh, phớt lờ ánh nhìn của những người qua đường.

“Tôi biết ăn uống ngay tại đây là mất vệ sinh, nhưng tôi biết làm thế nào? Công việc này vất vả nhưng thù lao cũng chẳng đáng là bao, tôi vẫn phải chắt chiu từng đồng một”, người lao công già chia sẻ.

Đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều người chú tâm tới vấn đề vệ sinh hơn, nhưng điều này không dành cho những người lao động thu nhập thấp như bà Hung. Không đủ khả năng ăn ngoài hàng, các lao công thường ăn uống hoặc nghỉ ngơi ngay tại nhà vệ sinh, trong các điểm thu gom rác, dưới những gầm cầu thang chật chội, sạch sẽ hơn thì là các ghế đá ngoài công viên hoặc thậm chí là ngồi bệt dưới vỉa hè.

“Vấn đề này đã tồn tại trong nhiều năm”- Leung Tsz-yan, nhà hoạt động của Liên đoàn Công nhân Vệ sinh, cho biết. “Môi trường làm việc khiến họ không có một nơi thích hợp để ăn uống và nghỉ ngơi. Tình trạng này càng khiến họ có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cao hơn người lao động khác”.

Từ nhà vệ sinh, cho tới gầm cầu hay trên vỉa hè… người lao động thu nhập thấp tại Hong Kong (Trung Quốc) từ lâu đã không có nhiều lựa chọn để tìm nơi ăn uống và nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe cho chính mình, ngay cả khi mầm bệnh COVID-19 cũng như các bệnh truyền nhiễm khác đang diễn biến phức tạp.

Gánh nặng mưu sinh ảnh 2

Trong hai ngày 29-30/7, lệnh cấm đã gây ra sự hỗn loạn khi hàng nghìn người lao động bỗng chốc mất chỗ ăn trưa. Các mạng xã hội để chia sẻ không ít những hình ảnh người lao động phải trải bìa giấy ngay dưới lề đường hoặc gầm cầu, hoặc ngồi ngay các công trường xây dựng dưới cái nắng oi ả hoặc những trận mưa xối xả.

Do vấp phải làn sóng phản đối từ phía người dân, chính quyền thành phố Hong Kong đã buộc phải bãi bỏ lệnh cấm và cho phép các nhà hàng được phục vụ thực khách trong nhà, nhưng quy định chỉ có tối đa 2 người ngồi cùng bàn. Các hàng ăn sẽ không được phép mở cửa từ 18h cho tới 5h sáng hôm sau.

Tuy nhiên, Ủy viên phụ trách Thực phẩm và Y tế Sophia Chan Siu-chee thừa nhận rằng lệnh cấm các quán ăn tối hoạt động không thực sự phù hợp.

“Ban đầu, chúng tôi cho rằng nhiều người sẽ làm việc ở nhà do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng các bất cập của lệnh cấm khiến chính quyền nhận ra rằng vẫn còn có rất nhiều người phải ra khỏi nhà để làm việc trong mùa dịch”, bà Chan Sie-chee nói. PGS Sampson Wong từ tại Đại học UOW Hong Kong, cho biết: “Một hậu quả gián tiếp của cuộc khủng hoảng sức khỏe là nó đã phơi bày tình trạng độc nhất vô nhị ở Hong Kong – việc quy hoạch và thiết kế phố đã không đặt vấn đề an toàn sức khỏe của người dân lên hàng đầu”.

Theo ông Wong, thành phố Hong Kong hiện đang thiếu trầm trọng các không gian công cộng cũng như các tiện nghi gồm bàn ghế, phòng nghỉ ngơi cho người dân, nhất là lao động làm việc ngoài trời.

Quy hoạch của thành phố từ lâu đã hình thành nên thói quen ăn uống trong các cửa tiệm, tuy nhiên khi đời sống xã hội phát triển kèm với đó là các loại hình công việc mới, những người lao động không có khả năng ăn uống ở các cửa hàng gần như bị bỏ mặc và phải tự xoay sở.

Ông Cheng – một người làm nghề lao công, cho biết mỗi ngày ông đều phải dọn dẹp nhà vệ sinh công cộng, thu gom rác tại công viên và trên đường phố tại khu vực Vịnh Đồng La. “Chưa bao giờ tôi có một chỗ ăn uống và nghỉ ngơi tử tế. Tôi thường mua đồ ăn từ hàng cơm rồi ngồi xuống bất cứ nơi nào còn chỗ trống, dù là ghế đá ở công viên hay trong nhà vệ sinh”, người đàn ông 71 tuổi bộc bạch. “Bẩn hay không thì tôi cũng chẳng có lựa chọn nào khác. Dù có nguy cơ dịch bệnh thì vẫn phải ăn để làm việc tiếp”.

Gánh nặng mưu sinh ảnh 3

Ngoài những lao công, không ít người lao động khác tại Hong Kong như người giao hàng, thợ xây hay tài xế xe buýt, cũng đều có chung cảnh phải ăn uống ngoài trời, bất kể là nắng hay mưa.

Nhai thật chậm từng miếng bánh mỳ còn người thì ướt đẫm mồ hôi, ông Ah Keung cho biết mình làm nghề cửu vạn đã được gần 30 năm, buổi trưa nào ông cũng ngồi ăn ngay dưới vỉa hè.

Suốt một buổi sáng khuân vác các thùng hàng, ông Ah chỉ dành cho mình khoảng 10 phút để ăn trưa, rồi lại nhanh chóng bắt tay vào việc cho kịp giờ xe chở hàng đến.

“Tôi không có thời gian để thưởng thức một bữa ăn đúng nghĩa trong các cửa hàng. Bữa trưa ngoài trời đối với tôi là chuyện quen thuộc. Tôi chẳng có tiền hay thời gian để tìm chỗ nào tử tế”, người đàn ông hơn 60 tuổi nói.

Gánh nặng mưu sinh ảnh 4

Wong Ping, Chủ tịch Nghiệp đoàn Công nhân Xây dựng Hong Kong, cho biết các công nhân xây dựng thường ăn trong các quán cơm bụi hoặc mua cơm hộp về ăn ngay tại công trường.

“Các quy định giữ khoảng cách trong nhà hàng buộc nhiều người lao động chậm chân phải dùng bữa ngay tại chỗ, họ thường không có thời gian để tìm một nơi sạch sẽ để ăn và nghỉ”, ông Wong cho biết. “Nhiều công trường có bố trí nơi nghỉ ngơi cho công nhân, nhưng gần như không đáp ứng được số lượng rất lớn người lao động”.

Cheng Chi-ho, 39 tuổi, một tài xế xe buýt với 3 năm kinh nghiệm, thường có thói quen tạt vào một quán ăn ven đường để dùng bữa, nhưng hiện tại dịch bệnh khiến anh phải mang sẵn cơm nấu ở nhà.

Làm việc theo ca từ 14h đến nửa đêm, Cheng có một tiếng để ăn tối và nghỉ ngơi vào khoảng 18h, anh thường tranh thủ dùng bữa bên trong các phòng nghỉ dành cho tài xế.

“Căn phòng này rất nhỏ lại kín gió, gần như tối nào chúng tôi cũng phải ăn uống trong cảnh nóng nực và chật chội”, Chen nói. “Từ lâu, tài xế xe buýt chúng tôi đã rất thiếu những không gian để ăn nghỉ, dịch bệnh càng khiến chúng tôi phải chen nhau trong những căn phòng nhỏ hẹp, chính điều này càng gây nguy cơ mắc bệnh”.

Đại diện của Liên đoàn Nhân viên Xe buýt cho biết đã ghi nhận tình trạng của các tài xế và sẽ bố trí một xe buýt trống cho các tài xế để họ có thêm không gian ăn uống và nghỉ ngơi.

Gánh nặng mưu sinh ảnh 5

Bác sĩ Joseph Tsang Kay-yan - chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm, cho biết những ngày này ăn uống ngoài trời có thể an toàn hơn so với việc ở trong một nhà hàng đông đúc, thông gió kém, nơi các thực khách không đeo khẩu trang và nói chuyện khi ăn.

“Nhưng ăn uống ở ngoài trời cũng có rủi ro của nó, chủ yếu là khi mọi người tụ tập và nói chuyện với nhau trong bữa ăn của họ”, vị bác sĩ cảnh báo. “Đối với những lao động ăn ngay trong nhà vệ sinh hoặc công trường xây dựng, họ có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khác ngoài COVID-19”.

Ông Tsang khuyến cáo người dân ăn trong những địa điểm ngoài trời thoáng đãng, sạch sẽ, khi ăn chỉ nên ngồi một mình và tránh tụ tập đông người.

Các đại diện công đoàn cũng lên tiếng kêu gọi chính quyền Hong Kong đưa ra những giải pháp nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động như cung cấp các không gian thông thoáng, các khu vực nghỉ ngơi lớn.

PGS Sampson Wong cho biết đại dịch đã khiến các tổ chức và người dân thay đổi cái nhìn về những người lao động phổ thông và giúp đỡ họ cải thiện điều kiện làm việc.

Công ty xe buýt Cửu Long đã lắp đặt thêm các băng ghế tại nhiều bến xe để tài xế và người dân dùng bữa từ trưa. Nhiều nhà thờ và trung tâm cộng đồng cũng mở cửa để người lao động có chỗ ăn uống và nghỉ ngơi;

Thậm chí khách sạn Eaton HK ở khu vực Du Ma Địa cũng mở hẳn một phòng hội thảo lớn để người dân có thêm không gian nghỉ ngơi trong buổi trưa.

Gánh nặng mưu sinh ảnh 6

“Đúng là Hong Kong đang phải đối mặt với tình trạng thiếu đất nghiêm trọng, nhưng tất cả những biện pháp này cho thấy rằng sự cải thiện không chỉ đến từ chính quyền mà chính cộng đồng cũng có thể góp phần thay đổi đáng kể tình hình”, ông Wong chỉ ra.

Dù chỉ là các biện pháp ngắn hạn, nhưng chính sự sẻ chia của người dân Hong Kong trong thời điểm này sẽ giúp đẩy lùi các nguy cơ lây lan mầm bệnh trong cộng đồng.

“Giờ đây, cộng đồng biết có những nguồn lực tiềm năng mà chúng ta có thể sử dụng, chúng ta có thể suy nghĩ lại về cách định hình những không gian này hoặc đưa ra những phương pháp lâu dài hơn để giải quyết vấn đề thiếu không gian”, ông Wong nói. “Chúng ta có thể coi cuộc khủng hoảng này như một cơ hội để cải thiện chất lượng sống của thành phố. Bắt đầu từ đây, chúng ta có thể tạo ra một số thay đổi trên toàn thế giới.”

Bài: Huy Vũ

Thiết kế: Thúy Hà

TIN LIÊN QUAN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?