Người Ai Cập cổ đại uống bia nhiều hơn chúng ta ngày nay

Theo những nghiên cứu mới nhất của các nhà khảo cổ học dựa trên các di chỉ và tài liệu còn lại đã cho chúng ta thấy rằng người Ai Cập uống bia còn nhiều hơn chúng ta ngày nay.
Người Ai Cập cổ đại uống bia nhiều hơn chúng ta ngày nay

Bia là một trong các đồ uống lâu đời nhất mà loài người đã tạo ra, có niên đại ít nhất là từ thiên niên kỷ 5 trước Công nguyên và đã được ghi chép lại trong các thư tịch cổ của Ai Cập cổ đại và Lưỡng Hà

Cũng giống như nhiều loại đồ uống lên men khác, bia cũng được con người tìm ra độc lập ở nhiều nền văn hóa, văn minh khác nhau. Không chỉ ở Ai Cập, các ghi chép khác về loại đồ uống này cũng được cho là tìm thấy ở Iran vài nghìn năm trước.

Người Ai Cập cổ đại uống bia nhiều hơn chúng ta ngày nay ảnh 1

Hình ảnh người Ai Cập uống bia từ các ông hút bằng sậy được khắc trên các di chỉ cổ có tuổi đời hàng nghìn năm.

Trong những hiện vật khảo cổ được các nhà khoa học tìm thấy, đã có những dấu tích về hũ, chai đựng một loại thức uống mà theo như các xét nghiệm cho thấy nó tương đồng với bia ngày nay.

Những chạm khắc trên các bức phù điêu cũng có những hình ảnh người dân Ai Cập nấu bia và sử dụng bia trong mọi mối quan hệ xã hội khác nhau.

Tại Lưỡng Hà, chứng cứ lâu đời nhất về bia được cho là bức vẽ 6.000 năm tuổi của người Sumeria miêu tả những người đang uống một thứ đồ uống bằng các cần hút bằng sậy.

Bia cũng được đề cập tới trong Thiên sử thi "Gilgamesh", với lòng tôn kính đến nữ thần bảo hộ cho bia Ninkasi. Công thức bia cổ nhất còn sót lại miêu tả việc sản xuất bia từ lúa mạch thông qua bánh mì. Đối với Ai Cập và Lưỡng Hà bia không chỉ là một thứ đồ uống phổ biến mà nó còn trở thành một giá trị được người dân nơi đây tôn thờ.

Trong thời kì Ai Cập cổ đại, bia là một phần thường xuyên của cuộc sống hàng ngày của mọi người dân, từ người có địa vị cao trong xã hội đến tầng lớp nô lệ.

Bia chính là đồng tiền, là quyền lực và sự gắn kết xã hội, nó kết nối với người dân Ai Cập đến các vị thần và nhà nước.

Người Ai Cập cổ đại uống bia nhiều hơn chúng ta ngày nay ảnh 2

Bia là thức uống không thể thiếu trong các bữa tiệc hoàng gia và lễ tế của thần linh.

Trong văn hóa Ai Cập, tất cả quyền lực được coi là xuất phát từ mặt trời. Thần mặt trời Ra được coi như là nguồn gốc của mọi sự sống và được coi là người phát minh ra bia.

Theo các nghiên cứu của các nhà khảo cổ học thuộc Bảo tàng Metropolitan of Art, bia được coi là thực phẩm hàng ngày. Trong một bữa ăn tiêu chuẩn của người Ai Cập không thể thiếu bánh mì và bia, bên cạnh hành tây và một số loại cá khô. Đây là chế độ ăn uống của những người dân thường dọc theo sông Nile vào thời điểm đó.

Bia có đến tám loại khác nhau ở Ai Cập. Phần lớn được làm từ lúa mạch, một số từ lúa mì, và nhiều người đã pha thêm hương vị gừng hoặc mật ong. Loại bia hảo hạng nhất có một màu đỏ như máu của con người.

Người Ai Cập phân biệt giữa các loại bia khác nhau bởi độ cồn và hương vị chủ đạo. Trong các lễ tế thần linh, những nữ tu sĩ và các thiếu nữ trong ngôi đền Hathor sẽ mở tiệc chiêu đãi cho các tín đồ. Khi rượu đã qua, bia sẽ được phục vụ.

Trong các hầm mộ, bia cũng được để vào trong quan tài cùng người đã khuất với ý nghĩa không để cho họ khát trên chuyến hành trình dài trở về với thế giới bên kia.

Người Ai Cập cổ đại uống bia nhiều hơn chúng ta ngày nay ảnh 3

Nữ hoàng của Pharaoh cũng có thói quen uống bia như đàn ông.

Ai Cập sử dụng bia như tiền để trả nô lệ, các nhà buôn, các linh mục, và các công chức. Có nghĩa là mỗi người Ai Cập đều được hưởng một số tiền nhất định được quy đổi ra bia hàng ngày.

Một nữ hoàng được hưởng 10 ổ bánh mì và hai hũ bia một ngày. Điều này được coi đảm bảo như một phần của hợp đồng hôn nhân với các Pharaoh.

Với những người lính canh bảo vệ cho hoàng gia, họ sẽ được phục vụ 20 cái bánh và hai hũ bia.
Kể cả trong khẩu phần của những người nô lệ xây dựng các kim tự tháp - những người được coi như là những kẻ thấp kém và bị nhiều o ép trong xã hội nhất nhưng cũng không thể thiếu 2 ổ bánh mì và 2 hũ bia hàng ngày.

Nếu so về số lượng tiêu thụ bia thời đại này, các nhà nghiên cứu cho rằng có thể những người Ai Cập sử dụng bia còn nhiều hơn chúng ta ngày nay.

Mạnh Kiên

Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
(Ngày Nay) - Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Mỹ tìm cách tăng cường viện trợ cho Gaza
(Ngày Nay) - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Jordan để thảo luận về các cách thức thúc đẩy vận chuyển hàng viện trợ đến Dải Gaza và thảo luận về tình hình căng thẳng trong khu vực thời gian qua.
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
(Ngày Nay) - Theo Báo cáo kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng qua ước đạt 6.28 tỷ USD, tăng 7.4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là vốn FDI thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.