Nobel Hóa học 2015 mở đường cho phương pháp điều trị ung thư mới

Ba khoa học người Thụy Điển, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ vừa được trao giải Nobel Hóa học 2015 cho công trình nghiên cứu của họ về cơ chế sửa chữa ADN trong tế bào, với mục đích ngăn chặn những lỗi bất thường xảy ra đối với thông tin di truyền. Nghiên cứu này hi vọng mở ra những phương pháp điều trị ung thư mới.
Nobel Hóa học 2015 mở đường cho phương pháp điều trị ung thư mới
Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển vừa công bố quyết định trao giải thưởng Nobel Hóa học năm nay cho các nhà nghiên cứu Thomas Lindahl, (gốc Thụy Điển, đang làm việc cho Viện Francis Crick và phòng thí nghiệm Clare Hall ở Anh), Paul Modrich (gốc Mỹ, đang làm việc tại Trường Y, Đại học Duke và Viện Y học Howard Hughes) và Aziz Sancar (gốc Thổ Nhĩ Kỳ, đang làm việc tại Đại học North Carolina, Mỹ).
Ba khoa học này được trao giải Nobel cho công trình nghiên cứu của họ về cơ chế sửa chữa ADN trong tế bào, với mục đích ngăn chặn những lỗi bất thường xảy ra đối với thông tin di truyền.
"Nghiên cứu này giúp cung cấp những tri thức vô cùng quan trọng về chức năng của một tế bào, đồng thời mở ra những phương pháp điều trị ung thư mới", CNN dẫn lời tuyên bố của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển.
Nobel Hóa học 2015 mở đường cho phương pháp điều trị ung thư mới - anh 1

Ba khoa học người Thụy Điển, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ vừa được trao giải Nobel Hóa học 2015

Hồi đầu những năm 1970, các nhà khoa học tin rằng, ADN là một phân tử vô cùng ổn định, nhưng nhà khoa học Tomas Lindahl chứng minh rằng, ADN phân rã ở một tốc độ chắc chắn đã tạo điều kiện cho sự phát triển của sự sống trên Trái đất. Quan điểm thấu đáo này đã dẫn ông tới khám phá về một cơ chế sửa chữa đứt đoạn gốc ở cấp độ phân tử, liên tục chống lại sự sụp đổ của ADN của chúng ta.
Trong khi đó, Sancar, một nhà khoa học gốc Thổ Nhĩ Kỳ và hiện đang làm việc ở Trường y Đại học Bắc Carolina, đã lập bản đồ một cơ chế sửa chữa gene di truyền khác có tên “Sửa chữa cắt bỏ nucleotide”. Hệ thống này được tế bào sử dụng để sửa các hư hại do tia tử ngoại và các chất tác động khác gây ra.
Sancar cũng là người Thổ Nhĩ Kỳ đầu tiên nhận giải Nobel Hóa học. Trước đó, nhà văn Orhan Pamuk của Thổ Nhĩ Kỳ đã giành giải Nobel Văn chương trong năm 2006.
Nhà khoa học Paul Modrich đã phát hiện cách tế bào sửa chữa lỗi xảy ra khi ADN được sao chép trong quá trình phân bào. Cơ chế sửa chữa ghép đôi không xứng này đã giảm tần suất lỗi xảy ra trong quá trình tái tạo ADN khoảng 1.000 lần. Chúng ta đã ghi nhận các khuyết tật bẩm sinh do trục trặc về cơ chế sửa chữa ghép đôi đã dẫn đến một biến thể di truyền của bệnh ung thư ruột.
Nobel Hóa học 2015 mở đường cho phương pháp điều trị ung thư mới - anh 2
Theo Viện Hàn lâm khoa học hoàng gia Thụy Điển các phát hiện của ba nhà khoa học trên rất quan trọng trong hoạt động nghiên cứu ung thư. Các tế bào gây ung thư được giữ cho sống sót nhờ cơ chế sửa chữa hư hại về di truyền. Giới khoa học hiện đang tìm cách phá hủy cơ chế sửa chữa này trong tế bào ung thư để giết chúng.
Viện Hàn lâm nêu bật một trong các loại thuốc có khả năng phá hủy cơ chế tự sửa chữa gene di truyền hiện đã xuất hiện trên thị trường. Đó là thuốc olaparib, được dùng để chống ung thư buồng trứng.
Bắt đầu từ năm 1901, giải Nobel hóa học đã được trao 107 lần (trừ giai đoạn Thế chiến I và II). Nhà khoa học trẻ nhất nhận giải Nobel hóa học là Frederic Joliot ở tuổi 35, trong khi giáo sư John B. Fenn là người già nhất được vinh danh khi đã 85 tuổi. Nhà khoa học Frederic Sanger là nhà người duy nhất giành được giải Nobel hóa học tới 2 lần cho những công trình nghiên cứu liên quan đến cấu trúc của ADN.
Ba nhà khoa học nhận giải Nobel hóa học năm nay sẽ nhận giải thưởng trị giá 960.000USD ở buỗi lễ trao giải chính thức vào ngày 10/12 tới, diễn ra tại thủ đô Stockholm (Thụy Điển).
Giải Nobel Hóa học năm ngoái thuộc về ba nhà khoa học người Đức và người Mỹ vì đã tìm ra cách cải tiến kính hiển vi mạnh hơn so với khả năng tưởng tượng trước đây của con người.
Hoạt động xướng tên người đoạt giải Nobel sẽ tiếp tục với lễ công bố người đoạt giải Văn chương trong ngày hôm nay 8/10, giải Hòa bình trong ngày 9/10 và giải Kinh tế vào thứ Hai tuần sau.

Xem thêm:

- Nobel Văn chương 2015 sẽ thuộc về ai?

- Nobel Vật lý được trao cho người giải mã bí ẩn hạt neutrino "ma quái"

- Những điều ít biết về nhà khoa học nữ nhận nửa giải Nobel Y học 2015

Minh Châu (t/h)

Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.
Ảnh minh họa
Hành trình “Theo dấu chân Người” ý nghĩa trong tháng 5
(Ngày Nay) -  “Theo dấu chân Người” là chủ đề chuỗi hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tháng 5/2024, hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024); 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).
Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo chiêu dùng thuốc an thần để chiếm đoạt tài sản
Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo chiêu dùng thuốc an thần để chiếm đoạt tài sản
(Ngày Nay) - Mới đây, Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp với Công an Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ một trường hợp có hành vi chiếm đoạt tài sản của thân nhân, bệnh nhân đi khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Chiêu thức của đối tượng phạm tội là mời nạn nhân sử dụng nước uống, thức ăn có chứa thuốc an thần.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson phát biểu bên ngoài Đại học Columbia.
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chống bài Do Thái
(Ngày Nay) - Với 320 phiếu thuận và 91 phiếu chống, Hạ viện Mỹ ngày 2/5 đã thông qua dự luật chống bài Do Thái trong bối cảnh xảy ra làn sóng biểu tình bất ổn tại nhiều trường đại học trên khắp nước Mỹ.
Vẻ đẹp diệu kỳ của hoa diên vĩ trong nghệ thuật kính màu Tiffany. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Vẻ đẹp diệu kỳ của hoa diên vĩ trong nghệ thuật kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Đèn lồng Iris là một kiệt tác nghệ thuật đèn kính màu Tiffany, ẩn chứa trong mình vẻ đẹp tinh tế và bí ẩn. Nổi bật với hình ảnh hoa diên vĩ rực rỡ trên nền trời xanh, tác phẩm này thu hút sự chú ý của nhiều người yêu thích nghệ thuật trang trí trên toàn thế giới.